Sử 12 Đề kiểm tra chất lượng kiến thức lịch sử trường THPT số 2 Mường Khương

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
760
166
17
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trình bày các giai đoạn của phong trào Cần Vương.
Trả lời:
Hưởng ứng chiếu Cần Vương , nhiều sĩ phu, văn thân đứng lên khởi nghĩa, ptr lan rộng được chia làm 2 giai đoạn:
- Gđ1 1885- 1888: Giai đoạn Cần Vương có vua, phong trào lan rộng từ Trung - Bắc kì dưới sự chỉ đạo thống nhất của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn tư Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri.
triều đình.
=>NX: đây là giai đoạn có sự chỉ đạo của Vua Hàm Nghi, phạm vi rộng lớn trong cả nước.
- Gđ 2 1889- 1896: phong trào Cần Vương không có vua. Tháng 11/1888, vua Hàm Nghi bị bắt, phát triển CV không được dặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của triều đình nữa nhưng tiếp tục được duy trì, nổi bất là 4 cuộc khởi nghĩa lớn:
+ Khởi nghĩa Ba Đình 1886- 1887
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy 1885- 1892
+ Khởi nghĩa Hùng Lĩnh 1887- 1892
+ Khởi nghĩa Hương Khê 1885- 1896
- Lãnh đạo: các sỹ phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại

Câu 2: Trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Vì sao Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
Trả lời:

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
- Lãnh đạo Nguyễn Thiện Thuật
- Địa bàn
+ Căn cứ chính ở Bãi Sậy (Hưng Yên)…
+ Địa bàn hoạt động lan sang Hải Dương, Bắc Ninh...
- Hoạt động chủ yếu
+ 1885 - 1887, nghĩa quân đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.
+ Từ 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt, nghĩa quân di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng
- Kết quả, ý nghĩa: Căn cứ bãi Sậy và căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc (8/1889).
- Để lại những kinh nghiệm trong tác chiến ở đồng bằng
3. khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1886).
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Địa bàn: Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh). hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
- Hoạt động chủ yếu:
+ Từ 1885 - 1888 chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực...
+ Từ 1888 - 1896, nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Kết quả, ý nghĩa: Phan Đình Phùng hy sinh (12/1895): 1896, khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
* - Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, thời gian tồn tại lâu nhất (11 năm, từ 1885 đến 1896) và mang tính chất ác liệt nhất trong phong trào Cần vương
- Khởi nghĩa Hương Khê do văn thân sĩ phu nổi tiếng của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lãnh đạo như: Phan Đình Phùng, Cao Thắng,... Địa bàn hoạt động mở rộng, phân bố trên nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...
- Khởi nghĩa Hương Khê có trình độ tổ chức, tính kỉ luật cao, được trang bị vũ khí khá tốt: Phan Đình Phùng trực tiếp đứng ra mộ quân ở các địa phương. Nghĩa quân được chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, thời gian tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa nổ ra trước đó. Đặc biệt, tướng Cao Thắng đã tự chế tạo được súng trường theo kiểu súng của Pháp, trang bị cho nghĩa quân hơn 1000 khẩu súng.
- Cuộc khởi nghĩa không đi đến thắng lợi cuối cùng nhưng đã lập được một số chiến công, đẩy lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của địch, gây cho chúng nhiều khó khăn tổn thất.
Câu 3: Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Tại sao cuộc khởi nghĩa này có thể tồn tại gần 30 năm?
Trả lời:

1. Trong những năm cuối XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp tự phát của nhân dân các địa phương ở trung du và miền núi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ 1884 đến 1913 thì kết thúc. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là nông dân, tiêu biểu nhất là Đề Nắm và Đề Thám.
2. Cuộc khởi nghĩa trải qua bốn giai đoạn.
- Giai đoạn 1 (1884 - 1892), nghĩa quân còn họat động lẻ tẻ, hàng chục toán nghĩa quân tung hoành khắp khu vực Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất nhưng đã đẩy lùi nhiều trận càn của Pháp.Đến tháng 4-1892, Đề Thám trở thành thủ lĩnh tối cao.
- Giai đoạn 2 ( từ 1893 đến 1897), nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều vùng thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, xây dựng căn cứ ở Hố Chuối. Thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh lên Yên Thế. Để có điều kiện củng cố lực lượng, Đề Thám lập mưu bắt cóc một số tên thực dân gây xôn xao dư luận trong giới tư sản và địa chủ Pháp. Chính quyền thực dân buộc phải đàm phán giảng hòa, rút quân khỏi Yên Thế, đồng ý để Đề Thám cai quản bốn tổng (…) từ tháng 10/1894. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân ra sức sản xuất, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới. Đến tháng 11/1895, Pháp tấn công trở lại và bị thiệt hại nặng nên phải đề nghị Đề Thám giảng hòa lần thứ hai vào tháng 12-1897.
-Giai đoạn 3 ( từ 1898 đến 1908 ), suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế giữ vững tinh thần chiến đấu, ra sức sản xuất, sắm sửa vũ khí, luyện tập quân sự chuẩn bị chống trả kẻ thù, phối hợp hoạt động với các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX.
-Giai đoạn 4 ( từ 1909 đến 1913), thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công. Từ đây cuộc khởi nghĩa suy yếu dần rồi đi đến thất bại.
3. Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa là biểu hiện cụ thể sinh động tinh thần quật khởi, đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
4. Cuộc khởi nghĩa kéo dàigần 30 năm nhờ căn cứ Yên Thế được xây dựng trên một điạ hình hiểm trở ở phía tây Bắc Giang, có đường thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên... Nhờ có địa hình này, nghĩa quân có thể cơ động và linh hoạt trong tấn công và phòng thủ. Mặt khác nhờ có phương thức tác chiến linh hoạt, chủ yếu tiến hành đánh du kích, lấy ít đánh nhiều, nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi rút lui. Lúc kẻ thù cũng như lực lượng nghĩa quân gặp khó khăn, Đề Thám biết tận dụng điều kiện hòa hoãn với Pháp nhằm tranh thủ thời gian củng cố và phát triển lực lượng. Nghĩa quân đã dựa chặt chẽ vào dân, phần nào đã giải quyết được yêu cầu ruộng đất của nông dân nên đã tập hợp được nông dân trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
Câu 4: Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Trả lời:

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX, khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, tồn tại trong thời gian dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất
Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần vương” mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi của chính mình và nhằm giữ đất, giữ làng
Nghĩa quân Yên Thế đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù phải hai lần giảng hòa và nhượng bộ với một số điều kiện có lợi cho phía ta. Trong lần giảng hòa thứ hai, nghĩa quân còn bắt liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo khuynh hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
 
Top Bottom