Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Sinh học

B

beng0c_haykh0cnhe17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 (2 điểm): So sánh các đặc điểm của phân tử ADN và phân tử ARN?

1. Số mạch
2. Các loại đơn phân
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ sau theo trật tự 1, 2, 3?
Gen ----------> mARN ----------> Prôtêin ----------> Tính trạng
* Gen ----------> mARN : (1)
* mARN ----------> Prôtêin : (2)
* Prôtêin ----------> Tính trạng : (3)
Câu 3 (1,5 điểm): Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là: (2n+1) và (2n_1)? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 4 (2 điểm): Giải thích tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống với ADN mẹ?
Câu 5 (3 điểm): Người ta cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng thì thu được toàn cà chua quả đỏ. Biết rằng cà chua quả đỏ là trội hoàn toàn so với cà chua quả vàng, và tính trạng màu quả do một gen quy định, các gen nằm trên NST thường khác nhau.
a) Hãy xác định KG và KH ở P và viết sơ đồ lai từ P ----> F2
b) Để xác định KG của cà chua quả đỏ ở F2 cần phải làm gì? Giải thích?
 
Last edited by a moderator:
C

cobeghetmua_th_1995

Câu 1:
ADN: gồm 2 mạch đơn xoắn kép ngược chiều kim đồng hồ. Có 4 loại đơn phân: A,T,G,X
ARN: gồm 1 ậch đơn xoắn ngược chiều kim đồng hồ. Có 4 loại đơn phân: A,U,G,X
Câu 2: Mối liên hệ:
(1) thông tin di truyền trên mạch gen quy định thông tin di truyền trên mạch mARN
(2) thông tin di truyền trên mạch mARN quy định thông tin di truyền của protein
(3) thông tin di truyềncủa protein quy định thành tính trạng.
Câu 3: Cơ chế hình thành thể dị bội: Các đột biến này thường do 1 cặp NST h0k phân li trong giảm phân dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2NST hoặc h0k có NST.
Câu 4: Hai ADN con giống nhau và giống ADN mẹ vì chúng được tổng hợp theo nguyên tắc bán bảo toàn, nghĩa là giữu lại một mạch cũ của phân tử ADN mẹ và từ đó tổng hợp theo nguyên tắc bảo toàn.
 
T

thongoc95

Câu 5 (3 điểm): Người ta cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng thì thu được toàn cà chua quả đỏ. Biết rằng cà chua quả đỏ là trội hoàn toàn so với cà chua quả vàng, và tính trạng màu quả do một gen quy định, các gen nằm trên NST thường khác nhau.
a) Hãy xác định KG và KH ở P và viết sơ đồ lai từ P ----> F2
b) Để xác định KG của cà chua quả đỏ ở F2 cần phải làm gì? Giải thích?

Theo gt : P(t/c) : đỏ x vàng
F1 : 100% đỏ
-> Tính trạng quả đỏ > vàng
Vì tính trạng quả đỏ do một gen quy định, các gen nằm trên NST thường khác nhau => quy luật chi phối phép lai là quy luật phân li độc lập
-Quy ước gen
Gen A quy định tính trạng quả đỏ
gen a quy địh tính trạng quả vàng
- sơ đồ lai
P(t/c) đỏ x vàng
AA x aa
GP : A, a
F1 : Kg : 1 Aa
KH : 100% quả đỏ
F1x F1 : đỏ x đỏ
Aa x Aa
Gp : A,a ;A,a
F2 : KG : 1AA : 2Aa : 1aa
Kh : 75% đỏ : 25 % vàng
 
T

thongoc95

Tổng hợp AND con gồm 3 nguyên tắc chính là NTBS, nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa) và nguyên tắc khuôn mẫu .Nếu trong trườn hợp mà gen hok bị đột biến thì ADN con theo cả ba nguyên tắc thì đều giống mẹ.!!!!
 
C

conan_611411

oh` đê` dễ thê''..........................nhưng đê` ở mjnh` k0n dễ hơn nhiêu`
nek` mjnh` đưa đê` cho nhak:
Câu1: Trinh` bày cấu tạo hoá học của ADN? Vi` sao 2 ADN con sinh ra giống nhau và giống ADN mẹ
Câu3: So sánh thường biến và đột biến
Câu4: Ở cà chua tính trạng trội quy định quả đỏ, tính trạng lặn quy định quả vàng. Biết quả đỏ trội hoàn toàn.
a. Xác định kiểu gen của cà chua quả đỏ
b Xác định kiểu hình của F2 khi cho lai cà chua quả đỏ thuần chủng với cà chua quả vàng thuần chủng
......................Còn câu 2 qquên oy`.................:p
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom