Văn 9 Đề khảo sát môn Ngữ Văn 9 (quận Ba Đình)

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

2019-05-07.jpg
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Bạn có Đáp án không cho mình xin với! Cảm ơn bạn nhiều
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
ĐÁP ÁN THAM KHẢO:
Phần I. (5 điểm)
Câu 1: Chép thuộc 4 dòng thơ.
"Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình,
Nước non ngàn dặm tình,
Nhịp phách tiền đất Huế"

Câu 2: Từ "Nam ai", "Nam bình" được hiểu là khúc điệu ca Huế, "Nam ai" là khúc điệu buồn thương, "Nam bình" là khúc điệu trìu mến, dìu dặt.

Câu 3:
a. Hình thức: đảm bảo đoạn văn viết theo lối T-P-H, đoạn văn khoảng 12 câu phân tích 3 khổ cuối bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", sử dụng và chú thích câu bị động, thành phần biệt lập phụ chú.

b. Nội dung:
* Khổ thơ thứ 4, 5: Ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết
- Khổ thơ thứ 4: Khát khao hóa thân thành những điều bé nhỏ nhưng hữu ích, hòa nhập và dâng hiến cho mùa xuân chung của đất nước.
+ Muốn làm con chim để dâng tiếng hót làm vui, muốn làm bông hoa để cống hiến hương sắc làm đẹp cho đời, làm nốt trầm giữa bản hòa tấu muôn điệu, tuy là nốt nhạc thấp nhưng đủ làm xao xuyến lòng người.
+ Niềm mong muốn cháy bỏng được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên
- Khổ 5: Khao khát được cống hiến trọn đời
+Ước nguyện khiêm nhường, cao cả, không cần ghi danh
+Tha thiết được sống đẹp, được cống hiến dù ở độ tuổi nào
* Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Tiếng hát cất lên để lại dư âm như lời giã biệt
- Tình yêu xứ Huế mở rộng ra là tình yêu đất nước, yêu mọi miền Tổ quốc
- Bộc lộ tinh thần lạc quan, yêu đời của thi sĩ.
* Nghệ thuật: giọng thơ tha thiết, sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp, giản dị, ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị, thể thơ 5 chữ giàu nhạc điệu.

Câu 4:
Văn bản đã học trong chương trình THCS có khúc Nam ai, Nam bình là: Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh

Phần II. (5 điểm)
Câu 1: Đoạn trích trên có trong tình huống thứ hai của truyện. Khi ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

Câu 2: Ý nghĩa chi tiết "Chiếc lược ngà":
- Biểu tượng cho tình cha con thiêng liêng, bất diệt
- Với bé Thu, cây lược là kỉ vật duy nhất cha để lại
- Với ông Sáu, làm cây lược chính là thực hiện lời hứa với bé Thu, cây lược là nơi ông gửi gắm nỗi nhớ thương, tình yêu con vô bờ bến, cây lược còn góp phần làm dịu đi nỗi ân hận vì đã đánh con của ông
- Cây lược là cầu nối tình cảm cha con giữa bác Ba và bé Thu

Câu 3: Phân tích cấu tạo câu văn:
- Cây lược ngà ấy: Chủ ngữ 1
- chưa chải được mái tóc của con: vị ngữ 2
- nó: chủ ngữ 2
- như phần nào gỡ rối được tâm trạng cuẩ anh: vị ngữ 2

Câu 4:
Cần đảm bảo đủ ý, đúng chủ đề: "Mỗi người đều có thể đem lại hạnh phúc cho người khác bằng tình yêu thương"
Gợi ý một số ý chính cần có:
1. Giải thích tình yêu thương
2. Tại sao mỗi người có thể đem lại hạnh phúc cho người khác bằng tình yêu thương?
(Ví dụ:
- Biết quan tâm, gúp đỡ người khác sẽ giúp họ vượt qua bất hạnh, xoa dịu những nỗi đau
- Tình yêu thương giúp người khác cảm thấy cuộc đời tốt đẹp hơn, không còn cô đơn, buồn tẻ
- Tình yêu thương giúp con người cảm thấy có động lực để phấn đấu, để vươn lên, đứng dậy sau thất bại
- Một gia đình giàu tình yêu thương, các thành viên sẽ đều hạnh phúc, mở rộng ra là một tập thể, một xã hội biết trao yêu thương, là xã hội nhiều niềm vui)
3. Liên hệ thực tế, mở rộng
4. Bài học nhận thức và hành động

P.s: Vì các bạn hối quá nên mình để đáp án sơ lược đã nhé, có thời gian mình sẽ bổ sung chi tiết hơn ^^
 
Top Bottom