Văn 11 [Đề HSG] Đề thi học sinh giỏi tỉnh Sóc Trăng.

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi chính thức kì thi học sinh giỏi Tình Sóc Trăng năm 2020 - 2021
Môn :Ngữ văn​
Câu 1: ( 8 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
Câu 2 : ( 12 điểm)
Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ.
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
ĐÁP ÁN CHO ĐỀ THI
Câu 1:
1. Yêu cầu về kỹ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội theo yêu cầu của đề.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp​
2.Yêu cầu về kiến thức
* Giải thích

– Chiến thắng là đạt được thứ mình muốn sau một thời gian đấu tranh, là cả một quá trình vượt qua, khắc phục được những thử thách.
– Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình
– Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất: Chiến thắng bản thân là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, không đơn giản bởi đối tượng đấu tranh không dễ nhận diện… Đó là chính ta nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho sự đầu hàng…
=> Ý nghĩa cả câu: Đánh giá cao khả năng tự vượt thoát cái xấu xa, thấp hèn trong chính mỗi con người.
* Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng.
– Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh tồn:
+ Đấu tranh với thiên nhiên…
+ Đấu tranh với kẻ xấu – kẻ ác…
+ Đấu tranh với đói nghèo …
+ Đấu tranh với…
Ý 2: Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn:
– Con người phải phân thân về hai phía hai chiến tuyến đối lập để đi đến quyết định đúng đắn, tốt đẹp.
– Trong cuộc chiến này không ai giúp ta giải quyết mâu thuẫn đó ngoài chính bản thân ta.
– Những điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra – nhất là khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ.
*Mở rộng vấn đề : Phê phán những biểu hiện thiếu nghị lực ý chí phấn đấu để vượt qua giới bạn bản thân.
Câu 2
1.Yêu cầu về kỹ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học theo yêu cầu của đề.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2.Yêu cầu về kiến thức
*Giải thích
Khái niệm phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay trong văn học dân tộc
– Trong nhận định trên, khái niệm phong cách được đề cập là phong cách nghệ thuật của một nhà văn, không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh (nhà văn ưu tú) mới có được phong cách riêng độc đáo.
*Phân tích - Bàn luận
– Nhà văn có phong cách nhà văn chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đó là sự độc đáo mà đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới. Đặc biệt nó phải có tính chất thẩm mĩ nghĩa là đem lại cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào. Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở rộ thì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành.
– Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của nhà văn. Cá tính sáng tạo là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất, cá tính sinh hoạt… Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
– Có thể nhận ra phong cách của nhà văn trong tác phẩm. Có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện. Cụ thể:
+ Qua cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời
+ Qua giọng điệu riêng, gắn liền với cảm hứng sáng tác
+ Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, xác định đối tượng miêu tả…
+ Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật
+Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một tính chỉnh thể toàn vẹn.
*Mở rộng bàn luận
- Trách nhiệm của nhà văn trong quá trình cầm bút : Đây vừa là một yêu cầu cơ bản và đồng thời cũng là một thách thức với những người cầm bút.
- Người đọc cần trân trọng những giá trị nghệ thuật bởi nó được chạm khắc nên từ cả một quá trình.
 
Top Bottom