Văn 8 [Đề HSG] Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 8_Ý Yên (2015 - 2016)

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”
(Lũy làng - Ngô Văn Phú)​
a. Tìm những từ thuộc trường từ vựng “cây tre” có trong đoạn văn trên.
b. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu rõ chức năng của câu nghi vấn
c. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 2. (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội; mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người”.
Em hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng tự trọng.

Câu 3. (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”
Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

Thời gian làm bài: 150 phút
Mọi người cùng thử sức ^^
 
Last edited:

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đáp án
Câu 1. (4 điểm)
a, Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốc(tre), mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây.
b, Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
Chức năng: Khẳng định rằng không chỉ riêng con người mà kể cả thực vật cũng đều có tình mẫu tử.
c, Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, so sánh kết hợp nhân hóa.
  • Nghệ thuật đảo ngữ: “tua tủa những mầm măng” nhấn mạnh số lượng nhiều và sự vươn lên đầy sức sống của những mầm măng.
  • Nghệ thuật so sánh: “Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” kết hợp nghệ thuật nhân hóa “măng trồi lên” “mũi gai…trỗi dậy” nhấn mạnh sự vươn lên, trỗi dậy đầy sinh lực của những măng tre.
  • Nghệ thuật so sánh: “Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt” làm nổi bật đặc điểm của măng tre, gợi sự bao bọc tình nghĩa để vươn lên mạnh mẽ.
  • Sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật làm cho lời văn sinh động, gợi cảm khiến sự vật hiện lên như con người mạnh mẽ, tình nghĩa.
  • Qua đó ta thấy được sự quan sát tinh tế và tài năng nghệ thuật của tác giả.

Câu 2. (6 điểm)
a, Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b, Thân đoạn:
- Giải thích:
  • Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.Bàn luận
- Biểu hiện của lòng tự trọng:
  • Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.
  • Nói đi đôi với làm.
  • Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi. Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc. uôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
  • Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.
- Vai trò của lòng tự trọng:
  • Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sang đối mặt với những khó khăn thử thách.
  • Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời
  • Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng
  • Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
- Phản biện vấn đề:
  • Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại.
  • Phê phán những con người thiếu lòng tự trọng: lười lao động, học tập, sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng, đánh mất nhân cách của bản thân.
- Bài học nhận thức và hành động.
  • Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.
  • Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
  • Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Câu 3. (10 điểm)
a, Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề.
b, Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
  • Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh..
  • Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc....
- Bàn luận, chứng minh:
  • Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo
  • Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
  • Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ...Truyện ngắn “ ão Hạc” là truyện tiêu biểu...
  • Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông....
  • Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “ ão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh...
- Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”.
  • Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của con người:
  • Nam Cao cảm thương cho ão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bất hạnh, đáng thương sống trong thời kì thực dân phong kiến.
  • Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con luôn vun đắp dành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc...
- Văn bản "Tức nước vỡ bờ":
  • Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến ( đưa dẫn chứng về tình thế, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu).
  • Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin tưởng những phẩm chất tốt đẹp của con người..
  • Với “ Lão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, trái tìm giàu tình yêu thương, lối sống tự trọng (đưa dẫn chứng phân tích làm rõ lời ngợi ca của tác giả với Lão Hạc)
  • Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện và ngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàu tình yêu thương chồng con với tinh thần phản kháng mãnh liệt (HS đưa dẫn dẫn chứng về sự ngợi ca về tình yêu thương chồng con của chị Dậu và sự phản kháng của chị Dậu..)
  • Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọn nguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người.
  • Văn bản “ Lão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóa nặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.(HS đưa dẫn chứng)
  • Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị ( HS đưa dẫn về sự lên án tố cáo thái độ hống hách, táng tận lương tâm của nhà văn với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)
- Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác phẩm:
  • Với Nam Cao qua văn bản “ ão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữ tình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọn ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối kể chuyện khách quan...
  • Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịch tính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ.
 
  • Like
Reactions: Hưng Gia...
Top Bottom