Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Câu 1. Nêu ngắn gọn một số sự kiện thể hiện âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trước năm 1858. Giải thích vì sao vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lại đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam?
Trả lời:
Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII, ngày càng xúc tiến mạnh mẽ, đặc biệt là từ thế kỉ XIX.
- Từ các TK XVII, XVIII, cùng với các thương nhân, giáo sĩ người Đức, TBN, BĐN, các thương nhân, giáo sĩ Pháp cũng sang VN vừa để buôn bán, truyền giáo vừa để thăm dò chính trị.
- Cuối TK XVIII, Hiệp ước Vecxai (1787) giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và hầu tước Mongmoranh (đại diện cho vua Luis 16) đã bộc lộ rõ âm mưu XL VN của Pháp. Tuy nhiên, năm 1789, Đại Cách mạng TSP lật đổ Hoàng gia đã không giúp họ thực hiện ngay âm mưu đó.
- Đầu TK XIX: Khi nhà Nguyễn thành lập, hoạt động của các giáo sĩ Pháp ngày càng ráo riết hơn, tham gia vào khuấy động vụ bạo loạn chính trị. (vận động con trai hoàng tử Cảnh nối ngôi Gia Long, khuyến khích sự chống đối của Lê Văn Duyệt đối với vua Minh Mạng, đứng đằng sau cuộc khởi nghĩa chống triều đình của Lê Văn Khôi, kích động sự bất mãn (con trưởng vua Thiệu Trị) để âm mưu gây ra vụ bạo động chống Tự Đức năm 1848... ). Rơi vào cái bẫy khiêu khích của Pháp, TĐ Huế liên tiếp ban bố các chỉ dụ cấm đạo. Mượn cớ đó, TDP nhiều lần đưa tàu chiến đến VN và khiêu khích về quân sự.
- Ngày 2/12/1852, Lui Bônapác lên ngôi Hoàng đế. Nền Đế chế thứ hai là một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp: bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
- Đến tháng 9/1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hòa hoãn, cùng với đó là báo cáo của các thương nhân và giáo sĩ về tình hình ngày càng suy đốn của Triều đình Huế, Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.
- Ngày 16/9/1856, tàu chiến Catina đến Đà Nẵng, phái viên của Pháp cầm quốc thư sang Việt Nam nhưng Triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.
- Ngày 26/9/1856, tư bản Pháp nổ súng bắn phá các đồn lũy, khóa tất cả các đại bác trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.
- 24/10/1856, tàu chiến Caprixiơ lại cập bến Đà Nẵng để thương lượng với Triều đình Huế nhưng cũng bị cự tuyệt.
- 23/1/1857, phái viên của Napôlêông III là Môngtinhi cập bến Đà Nẵng, yêu cầu được tư do truyền đạo và buôn bán. Thực chất đây là một chuyến “dọn đường” cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc sẽ quay lại đánh chiếm Việt Nam.
- 22/4/1857, Napôlêông III quyết định cử ra Hội đồng Nam Kì để xét lại hiệp ước Vécxai đã được kí kết năm 1787 giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và Môngmôranh (đại diện cho Lui XVI) à Âm mưu muốn dựa vào văn kiện bán nước đầu tiên của Nguyễn Ánh để “hợp pháp hóa” việc mang quân sang chiếm Việt Nam.
- Tháng 7/1857, Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp lấy cớ trả thù việc Triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến hồi tháng 9/1856 đã “làm nhục quốc kì Pháp”. Mặt khác chúng lấy cớ “bênh vực đạo”, “truyền bá văn minh công giáo” để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam.
Những hành động trên chỉ là cái cớ để Pháp tiến đánh xâm lược Việt Nam một cách hợp pháp.
- Nguyên nhân sâu xa khiến tư bản Pháp cuối thế kỷ XIX đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam chính là do nhu cầu thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc của chủ nghĩa tư bản Pháp khi đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với địch thủ cổ truyền là tư bản Anh.
- Bên cạnh đó, những năm cuối thế kỉ XIX, triều đình Huế đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chính sách đối ngoại không phù hợp, có thể lợi dụng được.
Thực dân Pháp tiến hành các hành động thăm dò và khai thác thuộc địa.
Câu 2. Nêu khái quát tình hình Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX, từ đó nêu quan điểm của mình về những mặt tích cực, hạn chế trong chính sách chính trị, kinh tế, xã hội của nhà Nguyễn trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp.
Trả lời:
* Tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
- Chính trị:
+ Ngay sau khi lên ngôi (1802), Gia Long đã thi hành những biện pháp trả thù đối với nhà Tây Sơn hết sức tàn bạo. Những người có công giúp nhà Tây Sơn bị trừng trị, thậm chí tru di tam tộc. Ông đã sử dụng những hình phạt thời trung cổ đối với nhà Tây Sơn: voi giày, ngựa xéo, vạc dầu, đày đi xa…
+ Về chính thể, Nguyễn Ánh tự xưng là Thiên tử, thay trời trị dân, có 4 quyền không ai thay thế được: phế, đoạt, phiếm, tru. Để tránh hậu họa về sau, nhà Nguyễn đề ra tứ bất: không hoàng hậu, không Trạng nguyên, không Tể tướng, không phong tước vương cho người ngoài họ. Quyền lực của triều đình nằm trong tay một số cận thần của nhà vua. Rường cột của chế độ xã hội là các địa chủ phong kiến ở các địa phương.
+ Nhà Nguyễn thẳng tay đàn áp những người không cùng phụ trách, tắm máu những cuộc khởi nghĩa nông dân.
+ Về đối ngoại: thần phục nhà Thanh và giữ lệ cống nạp đối với Thiên triều và tự mình coi nước mình là phiên thuộc. Tuy nhiên, đối với một số bộ tộc nhỏ bé hoặc một số nước trong khu vực, nhà Nguyễn tự coi mình là nước lớn, coi những nước không có chữ Nho, không theo đạo Nho là những nước kém văn minh.
- Về kinh tế:
+ Trong suốt thời kì nhà Nguyễn tồn tại đã cố gắng phát triển kinh tế nông nghiệp. Thành tựu lớn nhất của họ là mở rộng diện tích canh tác, những huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Son (Ninh Bình) là do Nguyễn Công Trứ mộ dân khai hoang. Trong thời kì các chúa, vua Nguyễn, vùng đất Nam Kì đã được khai hoang phục hóa, biến nó thành vựa lúa lớn nhất cả nước.
+ Ngành thủ công nghiệp trong thời Nguyễn cũng có bước phát triển, một số làng nghề, phố nghề, làng buôn đã xuất hiện. Tuy vậy, ngành thủ công nghiệp vẫn vấp phải những luật lệ phức tạp của triều đình.
+ Thương nghiệp: các chợ phiên vẫn được duy trì nhưng một số mặt hàng bị cấm không được buôn bán, trong đó có 2 loại nhà nước kiêng kị nhất: diêm sinh và sắt thép. Buôn bán với nước ngoài, nhất là với phương Tây bị cấm đoán. Đối với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, thỉnh thoảng nhà nước cũng phái thuyền đi giao lưu.
Chính vì vậy, nội và ngoại thương nhà Nguyễn tuy có bước phát triển nhưng hết sức chậm chạp.
+ Ngành khai mỏ cũng có hoạt động nhưng chủ yếu do người Trung Quốc làm.
+ Nhà nước là thế mạnh của nhà Nguyễn, nhưng thiên tai mất mùa thường xuyên. Do đó, đời sống nhân dân hết sức cực khổ. Thời Tự Đức, hàng nghìn ha đất ở vùng đồng bằng trù phú nhất bị bỏ hoang, dân phiêu tán khắp nơi lên vùng núi.
- Tài chính:
+ Vì trong thời kì nhà Nguyễn, ruộng đất hầu như rơi vào tay tư nhân, số lượng công nhân ở các địa phương bị triệt tiêu nên nhà nước không còn nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Để có tiền chi dùng, nhà Nguyễn đã áp dụng những biện pháp tiêu cực: bán quan mua tước, cho những kẻ phạm tội chuộc tội bằng tiền…
- Văn hóa:
+ Vẫn duy trì Nho giáo, Nho học, coi đây là bệ đỡ của nền chính trị trung ương. Vì vậy, trong suốt thời kì của nhà Nguyễn, Nho giáo được đề cao. Các trường Nho học được mở để đào tạo nhân tài cho đất nước. Lối học “tầm chương trích cú” không đào tạo ra người đủ tài năng để cứu vãn sự khủng hoảng, lạc hậu của dân tộc.
- Xã hội:
+ Thời kì quân chủ nói chung, nhà Nguyễn nói riêng thường phân người dân làm 4 loại: sĩ, nông, công, thương. Sĩ và nông được coi trọng.
+ Vì quan niệm như vậy nên đất nước không thể vượt ra khỏi hạn chế về kinh tế trong thời kì quân chủ. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình tiếp tục nổ ra. Chỉ tính từ thời Gia Long đến tự Đức (1802 – 1848) đã có hơn 400 cuộc khởi nghĩa chống triều đình. Điều đó cho thấy thời Nguyễn diễn ra một cuộc khủng hoảng thực sự về xã hội.
+ Trong nội bộ triều đình cũng có vấn đề (“khủng hoảng cung đình”): đầu tiên là do việc không lập con trưởng mà lập con thứ lên làm vua đã dẫn đến lục đục trong nội bộ. Đến thời Tự Đức, cuộc khủng hoảng cung đình đã dẫn đến một cuộc khởi nghĩa lớn nhằm phế truất Tự Đức (1866) – cuộc khởi nghĩa Chày Vôi.
- Tôn giáo:
+ Nhà Nguyễn, đặc biệt từ thời Minh Mạng đã đề ra chính sách cấm đạo hết sức hà khắc vì bản thân các giáo sĩ phương Tây can thiệp sâu vào chính trị: lôi kéo, ủng hộ giáo dân chống lại triều đình.
+ Suốt từ 1825 – 1848, nhà vua liên tiếp ra đạo dụ để cấm đạo, trừng trị các chức sắc của Thiên Chúa Giáo: hơn 100 giáo sĩ Pháp, hơn 10 giáo sĩ Tây Ban Nha và một số người Việt.
+ Chính sách về tôn giáo của triều Nguyễn là một hình thức tự vệ tiêu cực. Nó khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, những biện pháp mà triều Nguyễn thi hành không những không thể loại bỏ được Thiên Chúa giáo, đạo đức xã hội vì vậy cũng không được cải thiện.
* Đánh giá:
- Tích cực:
+ Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.
+ Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.
+ Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực
- Hạn chế:
+ Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.
+ Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ để Pháp xâm lược Việt Nam.
+ Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.
Câu 3. Nêu khái quát các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. Từ các sự kiện đó nêu quan điểm đánh giá của mình về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
Trả lời:
a. Các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884:
- Chiều 31-8-1858 Liên quân Pháp - TBN kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Ban đầu kế hoạch của chúng là “Đánh nhanh thắng nhanh”.
- 1-9-1858, chúng cho người gửi tối hậu thư buộc trấn thử Trần Hoàng Hải trả lời trong vòng 2 giờ sau. Nhưng chưa hết thời gian thì chúng đã bắn đạn bác rèn các đồn Điện Hải, An Hải,…
- 1-9-1858: Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
- 2-1859: Pháp kéo vào Gia Định
- 24-2-1861: Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Sau đó, Pháp chiếm Định Tường – Biên Hòa -Vĩnh Long
- 6-1862: Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
- 6-1867: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
- 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.
- 20-11-1873: Pháp đánh thành Hà Nội lần I.
- 25-4-1882 : Pháp đánh thành Hà Nội lần II.
Có nhiều quan điểm trái chiều trong việc mất nước cuối thế kỉ XIX, có ý kiến nói mất nước là tất yếu, nhà Nguyễn không phải chịu trách nhiệm trong việc để mất nước. Cũng có ý kiến cho rằng mất nước là không tất yếu, nhà Nguyễn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trong việc này.
Thực ra, nguy cơ mất nước là có thể tránh khỏi, bởi:
- Xét trên thực tế chiến trường, không phải lúc nào ta cũng thua và có những cơ hội thắng hoàn toàn.
- Xét về khả năng: ta có thể tránh được mất nước nếu triều đình làm 3 việc:
+ Bỏ chính sách bảo thủ, lạc hậu, cải tổ bộ máy nhà nước, chấn chỉnh quân đội, tiến hành cải cách canh tân để tránh khỏi tình trạng “sức mòn lực kiệt”.
+ Điều đình những mối quan hệ xung đột giữa địa chủ và nông dân, nhà nước với nhân dân, có kết nhà nước với nhân dân.
+ Từ bỏ chính sách đối ngoại đóng cửa với các nước phương Tây.
Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn đã làm được gì trong hơn nửa thế kỉ trị vì?
- Tích cực:
+ Nhà Nguyễn có thi hành một số chính sách tiến bộ, điển hình là khai hoang.
+ Có tổ chức chiến đấu, phòng ngự ở giai đoạn đầu (Có ý thức trong việc tổ chức chống Pháp).
+ Có những cố gắng nhất định tránh nguy cơ mất nước hoàn toàn: hoạt động ngoại giao chuộc đất, cử người ra nước ngoài học kĩ thuật hi vọng cứu nước chống Pháp.
- Hạn chế:
+ Những chính sách của nhà Nguyễn trên các mặt bên cạnh yếu tố tích cực còn mang những mặt hạn chế, làm cho “sức mòn lực kiệt”, trở thành miếng mồi béo bở cho nước Pháp.
+ Trong quá tình kháng chiến, triều đình áp dụng các biện pháp bị động, thiếu linh hoạt sáng tạo, bỏ lỡ các cơ hội.
+ Triều đình không thống nhất, thậm chí lục đục mâu thuẫn chia rẽ, trong đó người đứng đầu là Tự Đức bạc nhược do dự không quyết đoán.
+ Triều đình rất mơ hồ ảo tưởng về âm mưu sâu xa của thực dân Pháp.
+ Trong các đối sách của mình, triều đình chỉ lo bảo vệ quyền lợi của dòng họ, không hợp tác với nhân dân.
+ Hi vọng vào sự giúp đỡ của nhà Thanh, ảo tưởng vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
+ Chính sách bao hàm nhiều yếu tố “cực đoan”.
Cứ như vậy, triều đình Nguyễn trượt dài trên những sai lầm, lần lượt các hiệp ước đầu hàng Pháp được kí kết, và để mất nước hoàn toàn vào năm 1884.
Tóm lại, trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX không hoàn toàn là do nhà Nguyễn, nhưng nhà Nguyễn phải chịu một phần trách nhiệm không nhỏ.
Câu 4. Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước 1862. Hãy đánh giá tính chất và hệ quả của bản hiệp ước này?
Trả lời:
Hiệp ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.
Nguyên nhân của Hiệp ước:
- Tâm lí sợ địch, không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân, không biết sử dụng sức mạnh của nhân dân để kháng chiến chống Pháp.
- Triều đình sợ mất ngai vàng, chỉ lo cho lợi ích của dòng họ mình mà hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì (quân Lê Duy Phụng). Triều đình nhà Nguyễn vì quyền lợi giai cấp quên đi nền độc lập của dân tộc, đồng thời chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ không nghĩ tới hậu quả và không có lòng tin vào nhân dân.
Nội dung Hiệp ước:
Hòa ước Nhâm Tuất đã được ký kết với Pháp vào ngày 5/6/1862, trên một con tàu của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. Đại diện triều đình Huế có 2 người: Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Đại diện quân Pháp là đô đốc Giơnizy và Pha-lăng-ca Gút-tie-rê. Nội dung tóm lược của hiệp ước như sau:
- Thừa nhận nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế chừng nào triều đình triệt phá được các cuộc kháng Pháp diễn ra ở đây.
- Cho Pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
- Tàu Pháp kiểm soát hết tất cả sông chính và nhánh xung quanh Sài Gòn cũng như trên sông Cửu Long.
- Triều đình Huế phải trả chiến phí tương đương 4 triệu đô la cho Pháp và Tây Ban Nha.
Tính chất và hệ quả:
- Về mặt tính chất mà nói, về phía thực dân Pháp và Tây Ban Nha là một Hiệp ước ăn cướp. Bản Hiệp ước cũng vi phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, làm cơ sở hành quân tiến hành những bước xâm lược tiếp theo.
- Về phía triều đình Huế, đây là một Hiệp ước bán nước, cắt đất cầu hòa. Nước ta đã mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước. Đồng thời nó cũng mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn. Điều này để lại những di hại vô cùng to lớn trong những năm tháng tiếp theo.
- Bản Hiệp ước này cũng là sự phản bội của triều đình đối với phong trào kháng Pháp của nhân dân. Sau hiệp ước, ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX.
- Với bản Hiệp ước Nhâm Tuất này, Việt Nam không chỉ mất đất, mất dân mà nhiều năm sau đó, những người lao động Việt Nam đã phải nai lưng làm việc và triều đình đã phải sử dụng rất nhiều biện pháp, thậm chí tiêu cực để có tiền trả chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha.
Hiệp ước đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công địch của triều đình nhà Nguyễn, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân Pháp.
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 được xem như bản hiệp ước đầu hàng, văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn, cũng là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta.
Trả lời:
Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII, ngày càng xúc tiến mạnh mẽ, đặc biệt là từ thế kỉ XIX.
- Từ các TK XVII, XVIII, cùng với các thương nhân, giáo sĩ người Đức, TBN, BĐN, các thương nhân, giáo sĩ Pháp cũng sang VN vừa để buôn bán, truyền giáo vừa để thăm dò chính trị.
- Cuối TK XVIII, Hiệp ước Vecxai (1787) giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và hầu tước Mongmoranh (đại diện cho vua Luis 16) đã bộc lộ rõ âm mưu XL VN của Pháp. Tuy nhiên, năm 1789, Đại Cách mạng TSP lật đổ Hoàng gia đã không giúp họ thực hiện ngay âm mưu đó.
- Đầu TK XIX: Khi nhà Nguyễn thành lập, hoạt động của các giáo sĩ Pháp ngày càng ráo riết hơn, tham gia vào khuấy động vụ bạo loạn chính trị. (vận động con trai hoàng tử Cảnh nối ngôi Gia Long, khuyến khích sự chống đối của Lê Văn Duyệt đối với vua Minh Mạng, đứng đằng sau cuộc khởi nghĩa chống triều đình của Lê Văn Khôi, kích động sự bất mãn (con trưởng vua Thiệu Trị) để âm mưu gây ra vụ bạo động chống Tự Đức năm 1848... ). Rơi vào cái bẫy khiêu khích của Pháp, TĐ Huế liên tiếp ban bố các chỉ dụ cấm đạo. Mượn cớ đó, TDP nhiều lần đưa tàu chiến đến VN và khiêu khích về quân sự.
- Ngày 2/12/1852, Lui Bônapác lên ngôi Hoàng đế. Nền Đế chế thứ hai là một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp: bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
- Đến tháng 9/1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hòa hoãn, cùng với đó là báo cáo của các thương nhân và giáo sĩ về tình hình ngày càng suy đốn của Triều đình Huế, Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.
- Ngày 16/9/1856, tàu chiến Catina đến Đà Nẵng, phái viên của Pháp cầm quốc thư sang Việt Nam nhưng Triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.
- Ngày 26/9/1856, tư bản Pháp nổ súng bắn phá các đồn lũy, khóa tất cả các đại bác trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.
- 24/10/1856, tàu chiến Caprixiơ lại cập bến Đà Nẵng để thương lượng với Triều đình Huế nhưng cũng bị cự tuyệt.
- 23/1/1857, phái viên của Napôlêông III là Môngtinhi cập bến Đà Nẵng, yêu cầu được tư do truyền đạo và buôn bán. Thực chất đây là một chuyến “dọn đường” cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc sẽ quay lại đánh chiếm Việt Nam.
- 22/4/1857, Napôlêông III quyết định cử ra Hội đồng Nam Kì để xét lại hiệp ước Vécxai đã được kí kết năm 1787 giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và Môngmôranh (đại diện cho Lui XVI) à Âm mưu muốn dựa vào văn kiện bán nước đầu tiên của Nguyễn Ánh để “hợp pháp hóa” việc mang quân sang chiếm Việt Nam.
- Tháng 7/1857, Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp lấy cớ trả thù việc Triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến hồi tháng 9/1856 đã “làm nhục quốc kì Pháp”. Mặt khác chúng lấy cớ “bênh vực đạo”, “truyền bá văn minh công giáo” để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam.
Những hành động trên chỉ là cái cớ để Pháp tiến đánh xâm lược Việt Nam một cách hợp pháp.
- Nguyên nhân sâu xa khiến tư bản Pháp cuối thế kỷ XIX đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam chính là do nhu cầu thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc của chủ nghĩa tư bản Pháp khi đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với địch thủ cổ truyền là tư bản Anh.
- Bên cạnh đó, những năm cuối thế kỉ XIX, triều đình Huế đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chính sách đối ngoại không phù hợp, có thể lợi dụng được.
Thực dân Pháp tiến hành các hành động thăm dò và khai thác thuộc địa.
Câu 2. Nêu khái quát tình hình Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX, từ đó nêu quan điểm của mình về những mặt tích cực, hạn chế trong chính sách chính trị, kinh tế, xã hội của nhà Nguyễn trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp.
Trả lời:
* Tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
- Chính trị:
+ Ngay sau khi lên ngôi (1802), Gia Long đã thi hành những biện pháp trả thù đối với nhà Tây Sơn hết sức tàn bạo. Những người có công giúp nhà Tây Sơn bị trừng trị, thậm chí tru di tam tộc. Ông đã sử dụng những hình phạt thời trung cổ đối với nhà Tây Sơn: voi giày, ngựa xéo, vạc dầu, đày đi xa…
+ Về chính thể, Nguyễn Ánh tự xưng là Thiên tử, thay trời trị dân, có 4 quyền không ai thay thế được: phế, đoạt, phiếm, tru. Để tránh hậu họa về sau, nhà Nguyễn đề ra tứ bất: không hoàng hậu, không Trạng nguyên, không Tể tướng, không phong tước vương cho người ngoài họ. Quyền lực của triều đình nằm trong tay một số cận thần của nhà vua. Rường cột của chế độ xã hội là các địa chủ phong kiến ở các địa phương.
+ Nhà Nguyễn thẳng tay đàn áp những người không cùng phụ trách, tắm máu những cuộc khởi nghĩa nông dân.
+ Về đối ngoại: thần phục nhà Thanh và giữ lệ cống nạp đối với Thiên triều và tự mình coi nước mình là phiên thuộc. Tuy nhiên, đối với một số bộ tộc nhỏ bé hoặc một số nước trong khu vực, nhà Nguyễn tự coi mình là nước lớn, coi những nước không có chữ Nho, không theo đạo Nho là những nước kém văn minh.
- Về kinh tế:
+ Trong suốt thời kì nhà Nguyễn tồn tại đã cố gắng phát triển kinh tế nông nghiệp. Thành tựu lớn nhất của họ là mở rộng diện tích canh tác, những huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Son (Ninh Bình) là do Nguyễn Công Trứ mộ dân khai hoang. Trong thời kì các chúa, vua Nguyễn, vùng đất Nam Kì đã được khai hoang phục hóa, biến nó thành vựa lúa lớn nhất cả nước.
+ Ngành thủ công nghiệp trong thời Nguyễn cũng có bước phát triển, một số làng nghề, phố nghề, làng buôn đã xuất hiện. Tuy vậy, ngành thủ công nghiệp vẫn vấp phải những luật lệ phức tạp của triều đình.
+ Thương nghiệp: các chợ phiên vẫn được duy trì nhưng một số mặt hàng bị cấm không được buôn bán, trong đó có 2 loại nhà nước kiêng kị nhất: diêm sinh và sắt thép. Buôn bán với nước ngoài, nhất là với phương Tây bị cấm đoán. Đối với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, thỉnh thoảng nhà nước cũng phái thuyền đi giao lưu.
Chính vì vậy, nội và ngoại thương nhà Nguyễn tuy có bước phát triển nhưng hết sức chậm chạp.
+ Ngành khai mỏ cũng có hoạt động nhưng chủ yếu do người Trung Quốc làm.
+ Nhà nước là thế mạnh của nhà Nguyễn, nhưng thiên tai mất mùa thường xuyên. Do đó, đời sống nhân dân hết sức cực khổ. Thời Tự Đức, hàng nghìn ha đất ở vùng đồng bằng trù phú nhất bị bỏ hoang, dân phiêu tán khắp nơi lên vùng núi.
- Tài chính:
+ Vì trong thời kì nhà Nguyễn, ruộng đất hầu như rơi vào tay tư nhân, số lượng công nhân ở các địa phương bị triệt tiêu nên nhà nước không còn nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Để có tiền chi dùng, nhà Nguyễn đã áp dụng những biện pháp tiêu cực: bán quan mua tước, cho những kẻ phạm tội chuộc tội bằng tiền…
- Văn hóa:
+ Vẫn duy trì Nho giáo, Nho học, coi đây là bệ đỡ của nền chính trị trung ương. Vì vậy, trong suốt thời kì của nhà Nguyễn, Nho giáo được đề cao. Các trường Nho học được mở để đào tạo nhân tài cho đất nước. Lối học “tầm chương trích cú” không đào tạo ra người đủ tài năng để cứu vãn sự khủng hoảng, lạc hậu của dân tộc.
- Xã hội:
+ Thời kì quân chủ nói chung, nhà Nguyễn nói riêng thường phân người dân làm 4 loại: sĩ, nông, công, thương. Sĩ và nông được coi trọng.
+ Vì quan niệm như vậy nên đất nước không thể vượt ra khỏi hạn chế về kinh tế trong thời kì quân chủ. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình tiếp tục nổ ra. Chỉ tính từ thời Gia Long đến tự Đức (1802 – 1848) đã có hơn 400 cuộc khởi nghĩa chống triều đình. Điều đó cho thấy thời Nguyễn diễn ra một cuộc khủng hoảng thực sự về xã hội.
+ Trong nội bộ triều đình cũng có vấn đề (“khủng hoảng cung đình”): đầu tiên là do việc không lập con trưởng mà lập con thứ lên làm vua đã dẫn đến lục đục trong nội bộ. Đến thời Tự Đức, cuộc khủng hoảng cung đình đã dẫn đến một cuộc khởi nghĩa lớn nhằm phế truất Tự Đức (1866) – cuộc khởi nghĩa Chày Vôi.
- Tôn giáo:
+ Nhà Nguyễn, đặc biệt từ thời Minh Mạng đã đề ra chính sách cấm đạo hết sức hà khắc vì bản thân các giáo sĩ phương Tây can thiệp sâu vào chính trị: lôi kéo, ủng hộ giáo dân chống lại triều đình.
+ Suốt từ 1825 – 1848, nhà vua liên tiếp ra đạo dụ để cấm đạo, trừng trị các chức sắc của Thiên Chúa Giáo: hơn 100 giáo sĩ Pháp, hơn 10 giáo sĩ Tây Ban Nha và một số người Việt.
+ Chính sách về tôn giáo của triều Nguyễn là một hình thức tự vệ tiêu cực. Nó khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, những biện pháp mà triều Nguyễn thi hành không những không thể loại bỏ được Thiên Chúa giáo, đạo đức xã hội vì vậy cũng không được cải thiện.
* Đánh giá:
- Tích cực:
+ Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.
+ Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.
+ Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực
- Hạn chế:
+ Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.
+ Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ để Pháp xâm lược Việt Nam.
+ Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.
Câu 3. Nêu khái quát các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. Từ các sự kiện đó nêu quan điểm đánh giá của mình về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
Trả lời:
a. Các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884:
- Chiều 31-8-1858 Liên quân Pháp - TBN kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Ban đầu kế hoạch của chúng là “Đánh nhanh thắng nhanh”.
- 1-9-1858, chúng cho người gửi tối hậu thư buộc trấn thử Trần Hoàng Hải trả lời trong vòng 2 giờ sau. Nhưng chưa hết thời gian thì chúng đã bắn đạn bác rèn các đồn Điện Hải, An Hải,…
- 1-9-1858: Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
- 2-1859: Pháp kéo vào Gia Định
- 24-2-1861: Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Sau đó, Pháp chiếm Định Tường – Biên Hòa -Vĩnh Long
- 6-1862: Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
- 6-1867: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
- 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.
- 20-11-1873: Pháp đánh thành Hà Nội lần I.
- 25-4-1882 : Pháp đánh thành Hà Nội lần II.
- - 18-8-1883: Hạm đội Pháp đánh Thuận An.
- Điều ước Hác - măng công nhận sự bảo hộ của Pháp.
- - 1884: Hiệp ước Pa- tơ -nốt.
Có nhiều quan điểm trái chiều trong việc mất nước cuối thế kỉ XIX, có ý kiến nói mất nước là tất yếu, nhà Nguyễn không phải chịu trách nhiệm trong việc để mất nước. Cũng có ý kiến cho rằng mất nước là không tất yếu, nhà Nguyễn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trong việc này.
Thực ra, nguy cơ mất nước là có thể tránh khỏi, bởi:
- Xét trên thực tế chiến trường, không phải lúc nào ta cũng thua và có những cơ hội thắng hoàn toàn.
- Xét về khả năng: ta có thể tránh được mất nước nếu triều đình làm 3 việc:
+ Bỏ chính sách bảo thủ, lạc hậu, cải tổ bộ máy nhà nước, chấn chỉnh quân đội, tiến hành cải cách canh tân để tránh khỏi tình trạng “sức mòn lực kiệt”.
+ Điều đình những mối quan hệ xung đột giữa địa chủ và nông dân, nhà nước với nhân dân, có kết nhà nước với nhân dân.
+ Từ bỏ chính sách đối ngoại đóng cửa với các nước phương Tây.
Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn đã làm được gì trong hơn nửa thế kỉ trị vì?
- Tích cực:
+ Nhà Nguyễn có thi hành một số chính sách tiến bộ, điển hình là khai hoang.
+ Có tổ chức chiến đấu, phòng ngự ở giai đoạn đầu (Có ý thức trong việc tổ chức chống Pháp).
+ Có những cố gắng nhất định tránh nguy cơ mất nước hoàn toàn: hoạt động ngoại giao chuộc đất, cử người ra nước ngoài học kĩ thuật hi vọng cứu nước chống Pháp.
- Hạn chế:
+ Những chính sách của nhà Nguyễn trên các mặt bên cạnh yếu tố tích cực còn mang những mặt hạn chế, làm cho “sức mòn lực kiệt”, trở thành miếng mồi béo bở cho nước Pháp.
+ Trong quá tình kháng chiến, triều đình áp dụng các biện pháp bị động, thiếu linh hoạt sáng tạo, bỏ lỡ các cơ hội.
+ Triều đình không thống nhất, thậm chí lục đục mâu thuẫn chia rẽ, trong đó người đứng đầu là Tự Đức bạc nhược do dự không quyết đoán.
+ Triều đình rất mơ hồ ảo tưởng về âm mưu sâu xa của thực dân Pháp.
+ Trong các đối sách của mình, triều đình chỉ lo bảo vệ quyền lợi của dòng họ, không hợp tác với nhân dân.
+ Hi vọng vào sự giúp đỡ của nhà Thanh, ảo tưởng vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
+ Chính sách bao hàm nhiều yếu tố “cực đoan”.
Cứ như vậy, triều đình Nguyễn trượt dài trên những sai lầm, lần lượt các hiệp ước đầu hàng Pháp được kí kết, và để mất nước hoàn toàn vào năm 1884.
Tóm lại, trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX không hoàn toàn là do nhà Nguyễn, nhưng nhà Nguyễn phải chịu một phần trách nhiệm không nhỏ.
Câu 4. Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước 1862. Hãy đánh giá tính chất và hệ quả của bản hiệp ước này?
Trả lời:
Hiệp ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.
Nguyên nhân của Hiệp ước:
- Tâm lí sợ địch, không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân, không biết sử dụng sức mạnh của nhân dân để kháng chiến chống Pháp.
- Triều đình sợ mất ngai vàng, chỉ lo cho lợi ích của dòng họ mình mà hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì (quân Lê Duy Phụng). Triều đình nhà Nguyễn vì quyền lợi giai cấp quên đi nền độc lập của dân tộc, đồng thời chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ không nghĩ tới hậu quả và không có lòng tin vào nhân dân.
Nội dung Hiệp ước:
Hòa ước Nhâm Tuất đã được ký kết với Pháp vào ngày 5/6/1862, trên một con tàu của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. Đại diện triều đình Huế có 2 người: Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Đại diện quân Pháp là đô đốc Giơnizy và Pha-lăng-ca Gút-tie-rê. Nội dung tóm lược của hiệp ước như sau:
- Thừa nhận nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế chừng nào triều đình triệt phá được các cuộc kháng Pháp diễn ra ở đây.
- Cho Pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
- Tàu Pháp kiểm soát hết tất cả sông chính và nhánh xung quanh Sài Gòn cũng như trên sông Cửu Long.
- Triều đình Huế phải trả chiến phí tương đương 4 triệu đô la cho Pháp và Tây Ban Nha.
Tính chất và hệ quả:
- Về mặt tính chất mà nói, về phía thực dân Pháp và Tây Ban Nha là một Hiệp ước ăn cướp. Bản Hiệp ước cũng vi phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, làm cơ sở hành quân tiến hành những bước xâm lược tiếp theo.
- Về phía triều đình Huế, đây là một Hiệp ước bán nước, cắt đất cầu hòa. Nước ta đã mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước. Đồng thời nó cũng mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn. Điều này để lại những di hại vô cùng to lớn trong những năm tháng tiếp theo.
- Bản Hiệp ước này cũng là sự phản bội của triều đình đối với phong trào kháng Pháp của nhân dân. Sau hiệp ước, ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX.
- Với bản Hiệp ước Nhâm Tuất này, Việt Nam không chỉ mất đất, mất dân mà nhiều năm sau đó, những người lao động Việt Nam đã phải nai lưng làm việc và triều đình đã phải sử dụng rất nhiều biện pháp, thậm chí tiêu cực để có tiền trả chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha.
Hiệp ước đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công địch của triều đình nhà Nguyễn, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân Pháp.
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 được xem như bản hiệp ước đầu hàng, văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn, cũng là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta.
Last edited: