Hóa Đề Hóa chọn lọc lớp 8

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello mọi người!
Mình vừa thi xong môn cuối cùng rồi, tự nhiên xong kì thi thấy vui sướng giống như thoát khỏi địa ngục vậy đó.
Mình sẽ thực hiện lời hứa của mình, chia sẻ đề thi của 9 môn học luôn (nhưng tình hình có vẻ không ổn vì mình chỉ giữ được một số đề), kiểu này chắc phải tìm cách.
Thôi, mình sẽ chia sẻ đề thi môn Hóa năm nay của quận Gò Vấp mình trước, có đề nào hay thì mọi người có thể chia sẻ trên topic này, nhưng tuyệt đối không spam nhé.:)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP...............................KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017 - 2018
..................TỔ PHỔ THÔNG...............................................................................MÔN : HÓA HỌC - LỚP 8
..................ĐỀ CHÍNH THỨC..................................................................Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Cho các chất sau:
- Bari Sunfat có phân tử gồm 1Ba, 1S và 4O.
- Nhôm oxit có phân tử gồm 2Al và 3O.
- Khí nitơ có phân tử gồm 2N.
- Khí Ozon có phân tử gồm 3O
a) Hãy cho biết: Chất nào là đơn chất, hợp chất?
b) Hãy tính khối lượng mol của các chất trên.
Câu 2: (2 điểm). Lập công thức hoá học và tính phân tử khối các hợp chất sau:
a) Vôi sống gồm Ca (II) và 0
b) Đá vôi gồm Ca (II) và nhóm CO3 (II)
Câu 3: (2 điểm) Lập phương trình hóa học và xác định tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của mỗi chất trong mỗi phản ứng sau:
a) Na + O2 => Na20
b) Al(NO3)3 + Ba(OH)2 => Al (OH)3 + Ba(NO3)2
Câu 4: (1 điểm) Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí hidro bằng cách cho kẽm tác dụng với axit clohidric thu được kẽm clorua và khí hidro.
a) Trong thí nghiệm trên đã xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Vì sao?
b) Để thu khí hidro bằng phương pháp đẩy không khí, người ta phải đặt bình thu khí đứng bình hay ngược bình? Giải thích.
Câu 5: (1,5 điểm) Có 0,336 lít khí metan CH4 (Ở đktc). Hãy tính:
a) Số mol khí metan.
b) Số gam khí metan.
c) Số phân tử metan.
Câu 6: (1,5 điểm) Hãy tính thành phần % khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất kali photphat K3PO4.
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Đề tiếp nè: Các đề đề nghị của quận 1 (mình đánh giá là rất hay nhé).
===========================================================================================================
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
TỔ HÓA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN HÓA 8- NĂM HỌC 2017-2018 ( ĐỀ NGHỊ)

Câu 1: Cân bằng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các PTHH sau: (3đ)
a. Ca + h20 => Ca(OH)2 + H2O
b. Fe + O2 => Fe3O4
c. Al2(SO4)3 + KOH => Al(OH)3 + K2SO4
d. Fe(OH)3 + H2SO4 => Fe2(SO4)3 + H2O

Câu 2:
(2đ) Tính:
a. Khối lượng của 0,7mol CaCO3
b. Số mol có trong 13,3x 1023 phân tử AgNO3
c. Thể tích ở đktc của 21g khí C2H4.
d. Số phân tử có trong 28 lít khí SO3 ở đktc.

Câu 3: (2đ) Tính phần trăm (%) khối lượng các nguyên tố hóa học có trong các chất sau:
a. NH4NO3 b. Zn(OH)2

Câu 4: (2đ) Lập CTHH của hợp chất A biết:
- 1 mol chất A nặng 84g
- A gồm: 27,4%Na; 1,2%H; 14,3%C, còn lại là O.

Câu 5: (1 điểm) Trong nước bọt có men amilaza và men mantaza. Men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha). Men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.
Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra 2 phản ứng hóa học trên.
Hãy ghi lại PT chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi ta nhai cơm kỹ ta thấy có vị ngọt?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ủy Ban Nhân Dân Quận 1
Trường TH-THCS-THPT Việt Úc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2017 – 2018
Môn HÓA HỌC 8
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
[TBODY] [/TBODY]
Câu 1: (3.5 điểm)
Cân bằng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử phân tử các PTHH sau:
1/ P2O5 + H2O → H3PO45/ KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
2/ BaCl2 + Al2(SO4)3 → AlCl3 + BaSO46/ Fe2O3 + CO → Fe + CO2
3/ Mg(OH)2 + H3PO4 → Mg3(PO4)2 + H2O7/ Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2
4/ CH4 + O2→ CO2 + H2O
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: (2 điểm)
Tính:
a/ Khối lượng của 3,6.1023 phân tử magie nitrat (Mg và nhóm NO3 (I) )
b/ Thể tích (đktc) của 22 gam khí cacbon đioxit ( C (IV) và O)

Câu 3: (2 điểm)
Kali nitrat hay còn gọi là diêm tiêu, là hợp chất hóa học có công thức hóa học là KNO3. Trong quá khứ, con người đã sử dụng nó để làm một số loại ngòi nổ. Ngoài ra, nó còn được dùng làm phân bón, cung cấp kali và nitơ cho cây trồng và còn dùng làm chất bảo quản thực phẩm trong công nghiệp. Tính:
a/ Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong kali nitrat.
b/ Khối lượng của nguyên tố O trong 151,5 gam KNO3.

Câu 4: (1,5 điểm)
Cho nhôm oxit (Al và O) tác dụng với 14,7 gam axit sunfuric (H và nhóm SO4) loãng, người ta thu được 17,1 gam muối nhôm sunfat (Al và nhóm SO4) và 2,7 gam nước (H và O).
a/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b/ Viết công thức về khối lượng của phản ứng hóa học trên.
c/ Tính khối lượng của nhôm oxit đã tham gia phản ứng.

Câu 5: (1 điểm)
Mưa axit là hiện tượng mà những cơn mưa chứa đầy chất axit. Nguyên nhân của mưa axit là do trong nước mưa có hòa tan những khí SO2, SO3, NO, NO2, N2O. Các khí này hòa tan trong nước mưa tạo ra các axit tương ứng của chúng, gây nên hiện tượng mưa axit. Các khí này có nguồn gốc từ tự nhiên trong các hoạt động của núi lửa, nhưng chủ yếu chúng được thải ra từ các hoạt động của con người như: khí thải từ nhà máy, các phương tiện giao thông; chặt phá rừng; rác thải…. Mưa axit gây nhiều ảnh hưởng: làm ô nhiễm các sông ngòi, ao hồ, gây hại cho hệ động thực vật, ăn mòn đá và kim loại, hủy hoại nghiêm trọng nhà ở, công trình xây dựng…
a/ Hãy viết PTHH của quá trình hình thành mưa axit: lưu huỳnh trioxit (S(VI) và O) hòa tan trong nước tạo axit sunfuric (H và nhóm SO4).
b/ Nếu em là một người hoạt động trong lĩnh vực môi trường; em hãy nêu 2 đề xuất để tuyên truyền mọi người thực hiện hạn chế mưa axit.
Biết Mg = 24, C = 12, O = 16, N = 14, K= 39.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN
ĐỀ THI HỌC KÌ I KHỐI 8
Năm học: 2017 - 2018

Môn: HÓA - Ngày: …/..../2017
Thời gian: 45phút

Câu 1: (3 điểm)Lập phương trình hóa học:
  1. Fe + O2 => Fe3O4
  2. Ca + H2O => Ca(OH)2 + H2
  3. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
  4. CuCl2 + AgNO3 => Cu(NO3)2 + AgCl
  5. Fe(OH)3 + H2SO4 => Fe2(SO4)3 + H2O
  6. Fe2O3 + H2 => Fe + H2O
Câu 2: (2 điểm)Lập công thức hóa học của hợp chất
  1. Canxi Photphat gồm Canxi và nhóm nguyên tử Photphat PO4
  2. Nhôm Sunfua gồm 2 nguyên tố : Nhôm và Lưu huỳnh (II)
Câu 3: (2 điểm)
Ở điều kiện tiêu chuẩn , một hỗn hợp khí A gồm có 3,36 lít khí Clo; 9 x 1023 phân tử khí Oxi . Hãy tính thể tích hỗn hợp khí A ở đktc và khối lượng khí Oxi trong hỗn hợp khí A .

Câu 4: (2 điểm)
Cho 5,4g Nhôm tác dụng với a gam axit Clohidric HCl thu được 26,7g Nhôm Clorua AlCl3 và 6,72 lít khí Hidro ở đktc .
  1. Viết công thức về khối lượng cho phản ứng hóa học trên .
  2. Tính khối lượng axit Clohidric tham gia phản ứng ?
Câu 5: (1 điểm) Có hai chiết thìa sắt như nhau, một chiếc giữ nguyên còn một chiếc bị vặn cong, cùng đặt trong điều kiện không khí ẩm như nhau. Hiện tượng xảy ra là gì? giải thích.
(Al = 27; Cl = 35,5; O = 16; N =14 , Fe = 56 , H = 1, S = 32 )
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng GD và ĐT Quận 1
Trường THCS Minh Đức
Đề kiểm tra cuối HK1 Hóa 8 (2017-2018)
Câu1 :(1đ) Hãy phân biệt hiện tượng vật lý , hiện tượng hóa học :
Nướcđá tan chảy nước lỏng
Đun quá lửa mỡ cháy khét
Đun nóng paraffin thì sẽ chuyễn thành paraffin dạng lỏng
Cho Kẽm vào dd axit clohidric thấy có khí bay lên
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2 :(1,5đ) Lập CTHH và tính PTK của:
1. Fe (III) và (OH)
2. Ba và O

Câu 3 (3đ) Lập PTHH từ các sơ đồ phản ứng sau :
1. Fe + HCl ---> FeCl2 + H2
2. Al + O2 ---> Al2O3
3. KClO3 ---> KCl + O2
4. P2O5 + H2O ---> H3PO4
5. FexOy + Al ---> Fe + Al2O3
6. Fe3O4 + CO ---> Fe + CO2

Câu 4 :(3đ) Nung nóng 0,6g khí hidro và V (lit) khí nito N2 ở áp suất cao, có mặt bột sắt làm chất xúc tác thì thu được 3,4g khí amoniac NH3
  1. Lập PTHH của phản ứng ?
  2. Tính khối lượng khí nito đã tham gia phản ứng ?
  3. Tính thể tich (ở đktc) khí nito đã tham gia phản ứng ?
Câu 5: (1đ) Hãy tính thành phần % của các nguyên tố có trong hợp chất Ba(NO3)2
Cho: H=1 , N=14 , Na=23 , O=16 , Fe=56 , Ba=137 , C=12

Câu 6: (0,5đ)
Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có sinh ra chất mới, các vật dụng làm bằng kim loại săt nếu để lâu ngoài không khí ẩm sẽ có hiện tượng bị rỉ sét (các vật dụng này bị hư hỏng). Biết rằng chất rỉ sét được hình thành là do quá trình sắt hóa hợp với khí oxi (có trong không khí ẩm) tạo thành sắt từ oxit (Fe3O4) theo sơ đồ sau:
Fe + O2 -----> Fe3O4
  1. Em hãy lập PTHH của quá trình hình thành chất rỉ sét ?
  2. Em hãy nêu biện pháp để hạn chế sự rỉ sét đó ?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ THI HKI
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Năm học: 2017 - 2018


Câu 1: (3.0 điểm)
Cân bằng các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong các phản ứng sau:
  1. Al2O3 + HCl =>AlCl3 + H2O
  2. Fe(OH)3 + H2SO4 =>Fe2(SO4)3 + H2O
  3. Fe3O4 + CO => Fe + CO2
  4. C2H2 + O2 => CO2 + H2O
  5. Fe(OH)2 + O2 => Fe2O3 + H2O
  6. Cl2 + NH3 => N2 + HCl
Câu 2: (2.0 điểm)
  1. Lập CTHH của một hợp chất Nhôm sufat có thành phần gồm nguyên tố nhôm với nhóm sunfat (SO4).
  2. Cho biết ý nghĩa của công thức lập được ở trên?
  3. Tính thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất Nhôm saunfat?
Câu 3: (1.0 điểm) Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm): Khí Oxi, khí cacbon đioxit, khí metan bằng cách: (Hãy giải thích việc làm này).
  1. Đặt đứng bình?
  2. Đặt ngược bình?
Câu 4: (2.5 điểm) Hòa tan hoàn toàn một lượng chất có chứa 9.1023 nguyên tử Kẽm vào dung dịch có chứa 109,5 gam axit Clohidric. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam Kẽm clorua, và thấy có 33,6 lít khí Hidro thoát ra ở đktc.
  1. Lập PTHH xảy ra?
  2. Viết công thức về khối lượng của phản ứng hóa học trên? Tính mg chất Kẽm clorua thu được?
Câu 5: (1.5 điểm) Một hợp chất khí có thành phần gồm 2 nguyên tố là cacbon và hidro, trong đó hidro chiếm 14,29% về khối lượng. 14 gam hợp chất này ở đktc chiếm 11,2 lit. Hãy:
a/ Xác định công thức hóa học của hợp chất khí trên.
b/ Tính tỉ khối của khí này so với khí oxi.
Cho: Al= 27 ; Zn= 65 ; C= 12 ; N= 14 ; O= 16 ;
S= 32 ; H= 1 ; Cl= 35,5
----------------------------------------------------------------------------

ĐỀ ĐỀ NGHỊ ÔN THI HỌC KÌ 1 KHỐI 8 – TRƯỜNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
Câu 1(1,5 điểm):
Hãy cho biết trong những hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
  1. Về mùa hè, thức ăn thường bị ôi thiu.
  2. Thuốc tím bị phân hủy khi đun nóng.
  3. Ép cây mía lấy nước, cô cạn thành đường.
  4. Sắt bị rỉ sét trong không khí ẩm.
  5. Viên long não để trong tủ quần áo bị mòn dần, quần áo có mùi thơm long não.
  6. Cho magie tác dụng với axit clohidric, sản phẩm tạo thành là magie clorua và khí hidro .
Câu 2 ( 2 điểm) :
Trong số các công thức hóa học sau, công thức nào đúng, công thức nào sai? Hãy sửa lại các công thức sai: Mg2O; KNO3; CaCO2; N; H3SO4; Fe(OH)2; AgCl2; Cu2.

Câu 3 (1,5 điểm) : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
  1. Fe + Cl2 —> FeCl3
  2. KNO3=> KNO2 + O2
  3. BaCl2 + Na3PO4 —> Ba3(PO4)2 + NaCl
  4. Fe(OH)2 + O2 + H2O —> Fe(OH)3
  5. C2H4 + ? —> ?CO2 + ?H2O
  6. P2O5 + ? —> ?H3PO4
Câu 4 (2 điểm): Hãy tính:
  1. Số mol phân tử khí hidro có trong 5,6 lit khí (đktc).
  2. Khối lượng của 0,15 mol phân tử nước.
  3. Số nguyên tử Na có trong 11,5 g Na.
  4. Khối lượng của hỗn hợp khí gồm : 0,1 mol phân tử N2; 0,2 mol phân tử O2 và 0,01 mol phân tử SO2.
Câu 5 (1 điểm): Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố có trong hợp chất NH4NO3.
Câu 6 ( 2 điểm) :
  1. Khí A nặng hơn khí hidro 17 lần và có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố là 5,88%H và 94,12%S. Xác định công thức hóa học của khí A.
  2. 17 gam khí A phản ứng vừa đủ với khí oxi thu được 16 gam lưu huỳnh và 9 gam nước. Hãy:
  • lập phương trình phản ứng hóa học (không cần ghi các bước).
  • -viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra.
  • tính khối lượng oxi phản ứng.
Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Cu = 64
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HÓA 8 – HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2017 – 2018

Câu 1: (2,5 đ) Tính:
  1. Khối lượng của 0,5 mol CaCO3
  2. Số mol của 12 g NaOH
  3. Thể tích của 0,15 mol khí Oxi (đktc)
  4. Khối lượng mol của hợp chất A, biết 0,5 mol chất này có khối lượng là 17 g
  5. Thể tích (ở đktc) của 16g khí metan (CH4)
Câu 2: (2,5 đ) Cân bằng các sơ đồ phản ứng sau:
  1. N2O5 + H2O => HNO3
  2. Al + HCl => AlCl3 + H2
  3. Fe(OH)3 + H2SO4 => Fe2(SO4)3 + H2O
  4. SO3 + KOH => K2SO4 + H2O
  5. Fe3O4 + H2 => Fe + H2O
Câu 3: (1,0 đ) Vì sao khi ta thổi hơi vào bong bóng thì bong bóng không thể bay được? Còn bong bóng được thổi khí Hidro lại có thể bay cao được? Em hãy giải thích điều này.

Câu 4: (2,0 đ) So sánh thành phần %N (theo khối lượng) của những chất dùng làm phân bón hóa học (phân đạm) sau đây : KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO.

Câu 5 : (1 đ) Đun nóng hỗn hợp gồm một lượng bột chứa 0,6.1023 nguyên tử Fe và 4 gam bột lưu huỳnh (S) thì thu được 8,8 gam hợp chất Sắt (II) sunfua (FeS) màu xám, biết rằng để phản ứng xảy ra hết, bột lưu huỳnh được lấy dư. Em hãy tính khối lượng lưu huỳnh đã lấy dư.

Câu 6: (1 đ) Xác định công thức hóa học viết sai, sửa lại cho đúng: AgCl2, Na(OH)2, KCl, AlNO3
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018
MÔN : HÓA HỌC – LỚP 8
THỜI GIAN : 45 Phút

Câu 1 : (1 điểm ) Hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
a) Nung nóng thủy tinh tạo thành cái ly.
b) Sắt bị rỉ sét chuyển thành chất có màu nâu đỏ.
c) Nước đá tan thành nước lỏng.
d) Than cháy tạo thành khí cacbonic.

Câu 2 : ( 3,5 điểm ) Lập phương trình hóa học và cho biết tỷ lệ hệ số của các chất trong các phản ứng sau :
a. H2 + O2 => H2O
b. Fe + HCl => FeCl2 + H2
c. CuSO4 + NaOH => Cu(OH)2 + Na2SO4
d. Al + Cl2 => AlCl3
e. C8H14 + O2 => CO2 + H2O
f . KClO3 => KCl + O2

Câu 3 : ( 3 điểm ) Cho 4,8g kim loại Magiê tác dụng với 0,2 mol dung dịch axit clohiđric ( HCl ) thì thu được sản phẩm là Magiê Clorua ( MgCl2 ) và 4,48 lit khí hiđro ở đktc.
a) Viết phương trình hóa học trên.
b) Tính số mol của Magiê và khối lượng của Axit HCl tham gia phản ứng.
c) Tính tỉ khối của khí Hiđro với không khí .
d) Tính khối lượng của MgCl2 tạo thành sau phản ứng.

Câu 4: ( 1,5 đ ) Tính hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh có trong các công thức sau đây: SO2, H2S, SO3.

Câu 5: ( 1 đ ) Cho sơ đồ phản ứng sau:
Cu + AgNO3 à Cux(NO3)y + Ag
a. Xác định các chỉ số x, y.
b. Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của 1 cặp chất trong phương trình.
( Cho: O = 16 ; Mg = 24; Cl= 35,5; H = 1 )
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường THPT Lương Thế Vinh
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Hóa học – Thời gian: 45 phút

Câu 1 (1,0 điểm): Than là vật dụng phổ biến trong đời sống, than thường có màu đen, giòn và rất dễ cháy.
a/ Hãy cho biết than cháy được trong không khí là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học? Vì sao?
b/ Khi đốt than, người ta thường đập nhỏ chúng nhằm mục đích gì?

Câu 2 (3,0 điểm): Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất tham gia trong mỗi phản ứng sau:
a/ Al + Cl2
clip_image002.gif
=> AlCl3
b/ Fe3O4 + C =>
clip_image002.gif
Fe + CO
c/ K + H2O → KOH + H2
d/ Cr2(SO4)3 + KOH → Cr(OH)3 + K2SO4

Câu 3 (1,5 điểm): Hãy tính:
a/ Khối lượng của 0,25 mol nguyên tử đồng.
b/ Số phân tử có trong 73,5 gam KClO.

Câu 4 (1,5 điểm):
Người ta thường dùng hợp chất NH4HCO3 làm bột nở. Dưới tác dụng của nhiệt, bột nở bị phân hủy sinh ra hỗn hợp khí từ bên trong, làm chiếc bánh nở to và tạo các lỗ xốp nên bánh mềm hơn. Hãy tính:
a/ Phân tử khối của hợp chất trên.
b/ Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.

Câu 5 (2,0 điểm): Cho 16 gam lưu huỳnh cháy trong khí oxi, sau phản ứng thu được khí sunfurơ (SO2).
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b/ Tính thể tích khí oxi cần dùng (ở điều kiện tiêu chuẩn).
c/ Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Câu 6 (1,0 điểm): Lớp ô-zôn ở tầng bình lưu hấp thụ hầu hết các tia cực tím từ Mặt Trời, đảm bảo an toàn cho sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. Nguyên nhân chính gây thủng tầng ô-zôn là sự hiện diện của các hợp chất freon. Freon là tên gọi chung của những hợp chất khí CFC (cloflocacbon) có trong tủ lạnh, máy lạnh và bình chữa cháy…
Nhóm các nhà hóa học đã tiến hành phân tích một hợp chất CFC, thu được kết quả về khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất trên như sau: mC = 12g ; mCl = 71g ; mF = 38g. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất CFC trên.
Cho biết: H = 1 ; C = 12 ; N = 14 ; O = 16 ; F = 19 ; S = 32 ; Cl = 35,5 ; K = 39
================================================================================================================

Nguồn : St
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
ĐỀ THAM KHẢO HỌC KỲ II ( 2017-2018) – MÔN HÓA 8 (quận 1 phần 1)
1/ CHU VĂN AN
Câu 1:
(3 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có và cho biết thuộc loại phản ứng hóa học):
a) Al + HCl =>
clip_image002.png
…… + ……. (………………………)
b) Fe2O3 + …… =>
clip_image002.png
Fe + ……. (………………………)
c) KMnO4
clip_image002.png
=> …… + …… + O2 (………………………)
d) P2O5 + ………
clip_image002.png
=> H3PO4 (………………………)
e) K2O + H2O =>
clip_image002.png
………… (………………………)
f) Ca + ……..
clip_image002.png
=> Ca(OH)2 + …… (………………………)
Câu 2: (1điểm) Điền vào chỗ trống trong bảng sau:
CTHHTên gọiPhân loại
NaHCO3
Axit sunfuric
Zn(OH)2
Đồng (II) nitrat
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3 : ( 1 điểm ) Mô tả hiện tượng và viết phương trình cho thí nghiệm sau: dẫn khí hiđro qua CuO và đun nóng.
Câu 4: ( 1,5 điểm ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau : KOH ; HCl ; NaNO3, H2O.
Câu 5: (2,5 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 43,8 gam axit clohidric
a) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
b) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric ban đầu biết nồng độ dung dịch là 10%.
Câu 6: (1 điểm) Người ta dùng đèn xì oxi- axetilen để hàn và cắt kim loại. Phản ứng cháy của axetilen C2H2 trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy 8.96 lit khí axetilen (đktc).

2/ NGUYỄN DU:

Câu 1: (3.0 điểm) Các em hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) Thuốc tím (nhiệt độ)
b) Kali clorat (nhiệt độ, xúc tác)
c) Sắt (III) oxit + Hidro (nhiệt độ)
d) Sắt + Acid clohidric
e) Kali + Nước
f) Nước + Diphotpho penataoxit

Câu 2: (1.5 điểm) Trong mỗi gia đình của chúng ta đều có 4 chất lỏng không màu sau: nước, nước muối, giấm ăn, cồn. Vậy làm thế nào có thể phân biệt được 4 chất lỏng đó mà không cần dùng khứu giác hay vị giác? Các em hãy trình bày cách nhận biết của mình. Các em không cần viết phương trình phản ứng (nếu có) xảy ra trong quá trình nhận biết.
Câu 3: (1.0 điểm) Theo các em chúng ta cần lấy bao nhiêu gam nước hòa tan với 50 gam muối ăn để được dung dịch có nồng độ 10%?
Câu4: (3.0 điểm) Điện phân hoàn toàn 3,6 gam nước có mặt acid làm xúc tác, sau đó thu toàn bộ lượng khí oxi sinh ra vào bình thủy tinh. Tiếp theo người ta đốt cháy 16,8 gam sắt rồi đưa nhanh vào bình thủy tinh đựng oxi ở trên thì thấy sắt cháy mãnh liệt và bắn ra các tia lửa giống pháo bông. Các em hãy tính khối lượng các chất rắn có trong bình sau khi sắt ngưng cháy.
Câu 5: (1.5 điểm) Dẫn m (gam) khí hidro đi qua m (gam) bột sắt từ oxit đang đun nóng. Theo các em sắt từ oxit có bị khử hết hay không? Tại sao?

3/ ĐỒNG KHỞI:
Đề 1:
Câu 1
( 3 điểm ) Hoàn thành các phương trình hóa học sau :
Fe + O2
clip_image004.png
=> ?
CuO + H2
clip_image004.png
=> ? + ?
? + HCl
clip_image007.png
? => + H2
? + ? =>
clip_image007.png
H3PO4
? + H2O =>
clip_image007.png
KOH + ?
KClO3 =>
clip_image009.png
? + ?
Câu 2 : (1 điểm ) Hãy nêu phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau đây : axit sunfuric loãng , canxi hidroxit , muối kẽm clorua .
Câu 3 (2 điểm ) Điền vào bảng sau :
CTHHPhân loạiTên gọi
SiO2
Axit nitric
FeCl3
Nhôm hidroxit
H2S
Thủy ngân (II) oxit
NaOH
Canxi hidrophotphat
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4 : ( 1 điểm ) Trình bày cách pha chế 150 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 10% .
Câu 5 : ( 3 điểm ) Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric dư .
a/ Viết phương trình hóa học .
b/ Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc .
c/ Nếu dùng toàn bộ lượng hidro trên khử bột đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao thì khối lượng đồng thu được là bao nhiệu ?
4/ ĐỨC TRÍ:
Câu 1 :
(2 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học:
a. KMnO4
clip_image011.png
=> K2MnO4 + ? + ?
b. CaO + H2O =>
clip_image011.png
?
c. Al + ?
clip_image011.png
=> ? + H2
Câu 2 : (1,5 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch không màu mất nhãn sau: NaOH, HCl, H2O, NaCl.
Câu 3 : Phân loại và gọi tên ( viết theo CTHH) cùa các hợp chất vô cơ có trong bảng sau: (1,5 điểm)
CTHHPhân loạiGọi tên
Axit sunfuric
P2O5
Sắt (III) hiđroxit
CuO
KH2PO4
Na2SO4
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4 : (1 điểm)Nêu hiện tượng và viêt PTHH khi làm thí nghiệm: Natri tác dụng với nước, sau đó thử sản phẩm bằng quỳ tím.
Câu 5 : (3 điểm)Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế hidro bằng cách cho 11,2 gam sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohidric HCl.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính thể tích H2 sinh ra (đktc) và khối lượng muối tạo thành
c. Cho toàn bộ lượng khí X ở trên vào bình chứa 0,5 mol khí O2. Bật tia lửa điện cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình sau phàn ứng thì có hiện tượng gì? Giải thích?
d. Tính khối lượng nước tạo thành.
(Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Fe = 56)
Câu 6 ( 1 điểm ) Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được khi hòa tan 4,8 g CuSO4 vào nước thì tạo thành 250 ml dung dịch CuSO4 .

5/ TRẦN VĂN ƠN
Bài 1:
(3 điểm) Bổ túc các PTHH và phân loại các phản ứng sau:
1. Al + ? à ? + H2 ( …………………………..)
2. ? + H2O à NaOH + ( …………………………..)
3. P + O2 à ? ( …………………………..)
4. KMnO4 à ? + ? + ? ( …………………………..)
Bài 2: (2,5 điểm) Điền vào chỗ trống trong bảng sau:
CTHHTên gọiPhân loại
Axit nitric
Fe3O4
Nhôm sunfat
Bari hidrocacbonat
Bazo kiềm
[TBODY] [/TBODY]
Bài 3: (3điểm)
Dẫn khí hidro qua 24g bột đồng(II) oxit đun nóng thu được chất rắn A.
Khi cho sắt tác dụng hoàn toàn với 87,6g dung dịch axit clohydric sẽ điều chế được lượng khí hidro dùng cho phản ứng trên và dung dịch B.
a. Viết các PTHH.
b. Tính khối lượng rắn A, thể tích khí hidro cần dùng ở đktc.
c. Tính nồng độ % (C%) dung dịch axit clohydric cần dùng.
d. Tính khối lượng dung dịch B.
Bài 4: (1,5đ) Để trộn lẫn 2 khí metan (CH4) và khí clo, người ta sẽ úp ngược miệng bình khí clo lên trên miệng bình khí metan. Giải thích cách làm trên.

6/ VĂN LANG:
Bài 1 (3 điểm)
: Hoàn thành PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có) rồi phân loại phản ứng:
a. KMnO4 => ? + ? + ?
b. H2O => ? + ?
c. CaO + ? => Ca(OH)2
d. Mg + ? => MgCl2 + ?
Bài 2 (2 điểm): Hoàn thành bảng sau
CTHHPhân loạiGọi tên
Axit clohiđric
Kali cacbonat
Cu(OH)2
Lưu huỳnh đioxit
[TBODY] [/TBODY]
Bài 3 (1,5 điểm):
a.
Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho kẽm vào dung dịch axit clohiđic.
b. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 lọ dung dịch sau: HCl , NaOH, H2O
Bài 4 (3 điểm): Cho 9,75g kẽm tác dụng với dung dịch chứa 14,6g axit clohiđric thu được muối kẽm clorua và khí hiđro.
a. Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
b. Thể tích khí hiđro thoát ra ở đktc
c. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng.
d. Giả sử đem hòa tan 0,2g kẽm clorua vào 40,8g nước. Tính nồng phần trăm dung dịch thu được
Bài 5 (0,5 điểm) Tại sao muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta không dùng nước? Hãy nêu phương pháp để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy.
(còn tiếp...)
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ THI HKII
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Năm học: 2017 - 2018

Câu 1: (3.0 điểm)
Các em hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
  1. Thuốc tím à(nhiệt độ)
  2. Kali clorat à(nhiệt độ, xúc tác)
  3. Sắt (III) oxit + Hidro à(nhiệt độ)
  4. Sắt + Acid clohidric à
  5. Kali + Nước à
  6. Nước + Diphotpho penataoxit à
Câu 2: (1.5 điểm)
Trong mỗi gia đình của chúng ta đều có 4 chất lỏng không màu sau: nước, nước muối, giấm ăn, cồn. Vậy làm thế nào có thể phân biệt được 4 chất lỏng đó mà không cần dùng khứu giác hay vị giác? Các em hãy trình bày cách nhận biết của mình. Các em không cần viết phương trình phản ứng (nếu có) xảy ra trong quá trình nhận biết.
Câu 3: (1.0 điểm)
Theo các em chúng ta cần lấy bao nhiêu gam nước hòa tan với 50 gam muối ăn để được dung dịch có nồng độ 10%?
Câu4: (3.0 điểm)
Điện phân hoàn toàn 3,6 gam nước có mặt acid làm xúc tác, sau đó thu toàn bộ lượng khí oxi sinh ra vào bình thủy tinh. Tiếp theo người ta đốt cháy 16,8 gam sắt rồi đưa nhanh vào bình thủy tinh đựng oxi ở trên thì thấy sắt cháy mãnh liệt và bắn ra các tia lửa giống pháo bông. Các em hãy tính khối lượng các chất rắn có trong bình sau khi sắt ngưng cháy.
Câu 5: (1.5 điểm)
Dẫn m (gam) khí hidro đi qua m (gam) bột sắt từ oxit đang đun nóng. Theo các em sắt từ oxit có bị khử hết hay không? Tại sao?
.
----------------------------------------------------------------------------
Cho: Al= 27 ; Zn= 65 ; C= 12 ; N= 14 ; O= 16 ;
S= 32 ; H= 1 ; Cl= 35,5

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ II – HOÁ 8
NĂM HỌC 2017-2018

Bài 1: (3 điểm) Bổ túc các PTHH và phân loại các phản ứng sau:
1. Al + --> + H2 ( …………………………..)
2. + H2O --> NaOH + ( …………………………..)
3. P + O2 --> ( …………………………..)
4. KMnO4 --> + + ( …………………………..)
Bài 2: (2,5 điểm) Điền vào chỗ trống trong bảng sau:
CTHHTên gọiPhân loại
Axit nitric
Fe3O4
Nhôm sunfat
Bari hidrocacbonat
Bazo kiềm
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3: (3điểm)
Dẫn khí hidro qua 24g bột đồng(II) oxit đun nóng thu được chất rắn A.
Khi cho sắt tác dụng hoàn toàn với 87,6g dung dịch axit clohydric sẽ điều chế được lượng khí hidro dùng cho phản ứng trên và dung dịch B.
a. Viết các PTHH.
b. Tính khối lượng rắn A, thể tích khí hidro cần dùng ở đktc.
c. Tính nồng độ % (C%) dung dịch axit clohydric cần dùng.
d. Tính khối lượng dung dịch B.
Câu 4: (1,5đ) Để trộn lẫn 2 khí metan (CH4) và khí clo, người ta sẽ úp ngược miệng bình khí clo lên trên miệng bình khí metan. Giải thích cách làm trên.
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS VĂN LANG
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII
NĂM HỌC: 2017 – 2018
MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8
[TBODY] [/TBODY]
Bài 1 (3 điểm): Hoàn thành PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có) rồi phân loại phản ứng:

  1. KMnO4 à ? + ? + ?
  2. H2O à ? + ?
  3. CaO + ? à Ca(OH)2
  4. Mg + ? à MgCl2 + ?
Bài 2 (2 điểm): Hoàn thành bảng sau
STTCông thức hóa họcPhân loạiGọi tên
1Axit clohiđric
2Kali cacbonat
3Cu(OH)2
4Lưu huỳnh đioxit
[TBODY] [/TBODY]
Bài 3 (1,5 điểm):
  1. Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho kẽm vào dung dịch axit clohiđic.
  2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 lọ dung dịch sau: HCl , NaOH, H2O
Bài 4 (3 điểm): Cho 9,75g kẽm tác dụng với dung dịch chứa 14,6g axit clohiđric thu được muối kẽm clorua và khí hiđro.
  1. Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
  2. Thể tích khí hiđro thoát ra ở đktc
  3. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng.
  4. Giả sử đem hòa tan 0,2g kẽm clorua vào 40,8g nước. Tính nồng phần trăm dung dịch thu được
Bài 5 (0,5 điểm) Tại sao muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta không dùng nước? Hãy nêu phương pháp để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy.
(Zn = 65, O =16, H = 1, Cl = 35,5 )
-----HẾT---
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI
ĐỀ THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017 -2018
MÔN HÓA 8

Câu 1
( 3 điểm ) Hoàn thành các phương trình hóa học sau :
Fe + O2 --> ?
CuO + H2 --> ? + ?
? + HCl --> ? + H2
? + ? --> H3PO4
? + H2O --> KOH + ?
KClO3 --> ? + ?
Câu 2 : (1 điểm ) Hãy nêu phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau đây : axit sunfuric loãng , canxi hidroxit , muối kẽm clorua .
Câu 3 :(2 điểm ) Điền vào bảng sau :
Công thức hóa họcPhân loạiTên gọi
SiO2
Axit nitric
FeCl3
Nhôm hidroxit
H2S
Thủy ngân (II) oxit
NaOH
Canxi hidrophotphat
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4 : ( 1 điểm ) Trình bày cách pha chế 150 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 10% .
Câu 5 : ( 3 điểm ) Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric dư .
a/ Viết phương trình hóa học .
b/ Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc .
c/ Nếu dùng toàn bộ lượng hidro trên khử bột đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao thì khối lượng đồng thu được là bao nhiệu ?
( Biết Zn = 65 , Cu = 64 )
TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN HÓA 8
Câu 1 :
(2 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học:
a. KMnO4 -->
clip_image002.png
K2MnO4 + ? + ?
b. CaO + H2O -->
clip_image002.png
?
c. Al + ? -->
clip_image002.png
? + H2
d.
clip_image004.png
clip_image002.png
H2O --> ? + ?
Câu 2 : (1,5 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch không màu mất nhãn sau: NaOH, HCl, H2O, NaCl.
Câu 3 : Phân loại và gọi tên ( viết theo CTHH) cùa các hợp chất vô cơ có trong bảng sau: (1,5 điểm)
CTHHPhân loạiGọi tên
Axit sunfuric
P2O5
Sắt (III) hiđroxit
CuO
KH2PO4
Na2SO4
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4 : (1 điểm)Nêu hiện tượng và viêt PTHH khi làm thí nghiệm: Natri tác dụng với nước, sau đó thử sản phẩm bằng quỳ tím.
Câu 5 : (3 điểm)Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế hidro bằng cách cho 11,2 gam sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohidric HCl.
  1. Viết phương trình phản ứng
  2. Tính thể tích H2 sinh ra (đktc) và khối lượng muối tạo thành
  3. Cho toàn bộ lượng khí X ở trên vào bình chứa 0,5 mol khí O2. Bật tia lửa điện cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình sau phàn ứng thì có hiện tượng gì? Giải thích?
  4. Tính khối lượng nước tạo thành.
(Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Fe = 56)
Câu 6 ( 1 điểm ) Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được khi hòa tan 4,8 g CuSO4 vào nước thì tạo thành 250 ml dung dịch CuSO4.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Năm học: 2017 – 2018
Câu 1:
(3 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

  1. Al +HCl……+ ……. (……………………………………………………)
b) Fe2O3 + ……
clip_image002.png
Fe + ……. (……………………………………………………)
c) KMnO4
clip_image002.png
…… + …… + O2 (……………………………………………………)
d) P2O5 + ………
clip_image002.png
H3PO4 (……………………………………………………)
e) K2O + H2O
clip_image002.png
………… (……………………………………………………)
f) Ca + ……..
clip_image002.png
Ca(OH)2 + …… ( ……………………………………………………)
Hãy cho biết mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học gì?

Câu 2: (1điểm) Điền vào chỗ trống trong bảng sau:
CTHHTên gọiPhân loại
NaHCO3
Axit sunfuric
Zn(OH)2
Đồng (II) nitrat
[TBODY] [/TBODY]

Câu 3 : ( 1 điểm ) Mô tả hiện tượng và viết phương trình cho thí nghiệm sau: dẫn khí hiđro qua CuO và đun nóng.

Câu 4: ( 1,5 điểm ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau : KOH ; HCl ; NaNO3, H2O.

Câu 5: (2,5 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 43,8 gam axit clohidric
  1. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
  2. Tính khối lượng dung dịch axit clohidric ban đầu biết nồng độ dung dịch là 10%.
Câu 6: (1 điểm) Người ta dùng đèn xì oxi- axetilen để hàn và cắt kim loại. Phản ứng cháy của axetilen C2H2 trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy 8.96 lit khí axetilen (đktc).
(Cho Zn = 65, H = 1, Cl = 35,5, C = 12, O = 16)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2017-2018
MÔN : HÓA HỌC – LỚP 8
THỜI GIAN : 45 Phút



Câu 1: ( 2 điểm ) Hoàn thành đầy đủ bảng sau:
STTCTHHPhân loại hợp chấtĐọc tên hợp chất
1SO3
2Sắt (III) hidroxit
3H3PO4
4Bari clorua
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: ( 2,5 điểm )Hoàn thành chuỗi phản ứng sau đây:
KMnO4 à O2 à H2O à H2SO4 à H2 à Fe

Câu 3: ( 1 điểm ) Cho 0,25 mol KNO3 hòa tan vào 175g nước để tạo thành dung dịch bảo hòa. Tính nồng độ phần trăm của dd muối KNO3 thu được?

Câu 4: ( 1,5 điểm ) Cho vào ống nghiệm 10 ml dd axit clohidric và 4-5 viên kẽm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua, ở đầu ống thủy tinh này được uốn gấp khúc chữ V có chứa một ít bột đồng ( II ) oxit. Dùng đèn cồn đốt nóng đều ống thủy tinh, sau đó nung nóng ở chổ có bột đồng ( II ) oxit. Hãy nêu các hiện tượng thí nghiệm và viết các PTHH?

Câu 5: ( 3 điểm ) Cho 9,125 g Axit HCl tác dụng với 1,2 g kim loại Magie tạo thành muối magie clorua và khí hiđrô.
  1. Tính thể tích khí hiđrô sinh ra ( ở đktc ) .
  2. Tính khối lượng của các chất còn lại sau phản ứng .
  3. Dùng lượng H2 để khử Oxit sắt từ. Tính khối lượng kim loại sắt tạo thành ?
( Biết : Mg = 24, Cl = 35,5, H = 1, O= 16, K = 39, N= 14 )
Hết
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS VĂN LANG
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8
[TBODY] [/TBODY]
Bài 1 (3 điểm): Hoàn thành PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có) rồi phân loại phản ứng:

  1. KClO3 à ? + ?
  2. Na + ? à ? + H2
  3. ? + ? à Ba(OH)2
  4. Fe + HCl à ? +?

Bài 2 (2,5 điểm): Phân loại, gọi tên các chất sau: HNO3, Fe2(SO4)3 , KOH, P2O5, Zn(HCO3)2
Bài 3 (1 điểm): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 chất khí: khí oxi, khí hiđro, và không khí
Bài 4 (3 điểm): Cho 8,125g kẽm tác dụng với 9,125g axit clohiđric thu được dung dịch gồm hai sản phẩm là muối A và khí B
  1. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng? Dư bao nhiêu gam?
  2. Hãy tính thể tích chất B sau phản ứng (ở đktc).
  3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan A. Đem hòa tan hoàn toàn lượng muối khan A vào 108,8g nước. Hãy tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được.
Bài 5 (0,5 điểm) Trong đời sống hằng ngày, những quá trình nào sinh ra khí CO2, quá trình nào làm giảm khí CO2 và sinh ra khí O2. Nồng độ khí CO2 trong không khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái Đất (hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào làm giảm lượng khí CO2
(Zn = 65, O =16, H = 1, Cl = 35,5 )
-----HẾT---
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH
HOÁ HỌC 8


Câu 1 : (2,5 điểm) Hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
  1. Fe3O4 + ? ® Fe + ?
  2. ? + ? ® H3PO4
  3. Na2O + H2O ® ?
  4. ? + H2O ® Ca(OH)2 + ?
  5. Zn + ? ® ? + H2
Câu 2: (1,5 điểm)
  1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi cho luồng khí hidro đi qua bột đồng (II) oxit màu đen đun nóng .
  2. Bằng phương pháp hoá học em hãy nhận biết ba lọ chất lỏng riêng biệt: dung dịch bari clorua, dung dịch axit nitric và dung dịch kali hidroxit.
Câu 3: (2 điểm) Phân loại và gọi tên các hợp chất sau: HBr, FeS, Ca(HCO3)2, Cu(OH)2.
Câu 4 : (1 điểm)
Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dung dịch cơ thể người, được pha chế với tỷ lệ 0,9%. Nước muối sinh lý được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.
Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể và được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu và một phần qua mồ hôi, nước mắt, nước bọt. Nước muối sinh lý cũng có thể dùng làm dung dịch để khí dung có tác dụng làm sạch mũi, họng.
Nguồn: wikipedia
  1. Tính khối lượng natri clorua cần thiết để pha được 52g dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%.
  2. Nếu hoà tan một lượng đồng (II) sunfat có cùng số mol với natri clorua trong 52g dung dịch nước muối sinh lý 0,9% ở trên vào 18,72 g nước thì thu được dung dịch có nồng độ là bao nhiêu phần trăm?
Câu 5 (3 điểm) Cho 10.8g Nhôm tác dụng với dung dịch có chứa 29.4g axit Sunfuric.
  1. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam ?
  2. Tính khối lượng muối tạo thành.
  3. Tính thể tích khí sinh ra ở đktc.
(Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Cu = 64)
==============================================================
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU
NĂM HỌC: 2016 - 2017
ÑEÀ ĐỀ NGHỊ
[TBODY] [/TBODY]
[TBODY] [/TBODY]

MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 8
(Thời gian: 45 phút, không tính thời gian giao đề)
_____________________________________________________________________
Họ tên học sinh
: ----------------------------------------------Lớp: ------------ SBD: ----------
(Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi, không làm trên đề)

Câu 1(2,5 điểm)
Hoàn thành các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
  1. Zn + H2SO4⟶ ? + ?
  2. Fe + O2⟶ ?
  3. ? + ? ⟶ Cu + H2O
  4. ? + ? ⟶NaOH + H2
  5. KMnO4⟶ ? + ? + ?
Câu 2(1,5 điểm) Hoàn thành bảng sau:
STTTên chấtCông thức hóa học
1NaHCO3
2Sắt (III) hiđroxit
3H3PO4
4H2S
5Bạc nitrat
6Canxi sunfit
[TBODY] [/TBODY]

Câu 3 (1,5 điểm) Bằng PPHH hãy nhận biết các chất rắn sau: P2O5, FeO, K2O. Viết phương trình hóa học.
Câu 4 (3 điểm) Cho 26g kẽm tác dụng với dung dịch chứa 18,25g axít clohiđric.
a) Tính khối lượng chất dư và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
b) Dẫn toàn bộ khí sinh ra ở trên đi qua bột sắt (II) oxit nung nóng thì có bao nhiêu gam sắt (II) oxit bị khử.
Câu 5 (1 điểm)
  1. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch bari hiđroxit thu được khi pha thêm 20g nước vào 100g dung dịch barihiđroxit có nồng độ 12%.
  2. Tại sao quả bóng bay nếu thổi bằng hơi của chúng ta thì không bay được còn bơm bằng khí hiđro thì lại bay được?
Cho biết : Zn = 65 ; H = 1 ; Cl = 35,5 ; Fe = 56 ; O = 16 ; Ba = 137
---Hết---

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2016 – 2017
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8

Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3.0 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

  1. Mg+HCl……+ ……. (……………………………………………………)
  2. Fe3O4+ ……Fe+ ……. (……………………………………………………)
  3. KClO3………… + ……… (……………………………………………………)
  4. SO3 + ……… H2SO4(……………………………………………………)
  5. Na2O + H2O ………… (……………………………………………………)
  6. Ca + …….. Ca(OH)2 + ……( ……………………………………………………)
Hãy cho biết mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học gì

Câu 2: (1.0 điểm) Điền vào chỗ trống trong bảng sau:
CTHHTên gọiPhân loại
Kali hiđrosunfat
HNO3
Sắt (II) hiđroxit
CaCO3
[TBODY] [/TBODY]

Câu 3 : (1.0 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình cho thí nghiệm sau: Cho P2O5 vào nước khuấy đều rồi thêm tiếp 1 mẩu quỳ tím
Câu 4: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau : NaOH ; HCl ; K2SO4 và H2O.
Câu 5: (2,5 điểm) Cho 22,75 g kẽm tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric
  1. Tính khối lượng kẽm sunfat (ZnSO4) sinh ra.
  2. Nếu nồng độ % của dd axit sunfuric trên là 20% thì khối lượng dd axit là bao nhiêu gam?
Câu 6: (1.0 điểm) Bình đựng ga dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 12,47 kg butan (C4H10) ở trạng thái lỏng do được nén dưới áp xuất cao.
a) Tính thể tích CO2 sinh ra (đktc) khi đốt cháy hết lượng nhiên liệu trong bình.
b) Để không khí trong nhà bếp được thoáng ta phải làm gì?
Cho Zn = 65; S = 32; O = 16; C = 12, H = 1.
HẾT
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
ĐỀ HÓA NĂM NAY CHO CÁC EM 2K5
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
ĐỀ ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 8 – NĂM HỌC 2018-2019
Câu 1: (2,5 điểm)

Có các cách viết sau: Cu , N , O, O3 , 2O, 3O, CaCO3 , 2O2 .
a. Cách viết nào dùng để biểu diễn công thức hóa học của chất? Chất nào là đơn chất? Chất nào là hợp chất?
b. Mỗi cách viết trên chỉ ý gì ?
Câu 2: (2 điểm)
Chọn công thức hóa học thích hợp thay vào dấu ? ( nếu có ) và hòan thành phương trình hóa học của mỗi phản ứng theo sơ đồ cho sau.
a. Na + H2O - - → NaOH + H2
b. Al + CuCl2 - - → AlCl3 + Cu
c. Fe(OH)3 + H2SO4 - - → Fe2(SO4)3 + H2O
d. Fe3O4 + CO - - → Fe + CO2
e. K + ? - - → KCl
f. AgNO3 + ? - - → Al(NO3)3 + Ag
Câu 3: ( 3 điểm)
a.
Hãy trình bày cách tính :
-Hóa trị của nguyên tố nitơ trong hợp chất N2O ? NH3 ?
-Hóa trị của nguyên tố sắt (theo x và y) trong hợp chất FexOy ?
b. Cho công thức của một hợp chất là H2SO4. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm (SO4).
Câu 4: (1,5 điểm)
a. Tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất NH4NO3.
b. Tính khối lượng nguyên tố oxi có trong 2kg hợp chất trên.
c. Tính khối lượng hợp chất trên có chứa 2g nguyên tố nitơ.
Câu 5: (1 điểm)
Tính đến cuối tháng 3/2016 (lúc ảnh hưởng của hạn - mặn gay gắt nhất), hạn hán ảnh hưởng đến tất cả 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), trong khi xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 9/13 tỉnh. Ước tính thiệt hại trong đợt hạn - mặn 2015 -2016 toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 5.500 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất, với trên 160.000 ha đất canh tác (chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có mía, cây ăn trái, rau màu...) bị nhiễm mặn (Kiên Giang và Cà Mau là 2 tỉnh bị tác động lớn nhất), thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 200 tỷ đồng và do thiếu nước sinh hoạt ước khoảng 500 tỷ đồng (khoảng 600.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt). Bên cạnh đó, các thiệt hại khác ước tính cũng khoảng gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu do bổ sung công tác nạo vét kênh mương, tu bổ bờ bao, gia súc, gia cầm chết do thiếu nước uống, dịch bệnh do thiếu nước sinh hoạt...”
(Trích tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam ngày 29.0.2016; Tác giả Nguyễn Ngọc AnhChuyên gia cao cấp về thủy lợi, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam)
Em hãy hướng dẫn cho người dân cách lấy được nước sạch từ loại nước nhiễm cát và mặn trên để có nước dùng trong sinh hoạt.
------------------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------------

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
TỔ HÓA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2018-2019 ( ĐỀ NGHỊ)
MÔN HÓA 8

Câu 1: Cân bằng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các PTHH sau: (3đ)
a. Na + H2O à Ca(OH)2 + H2O
b. Fe + O2 à Fe3O4
c. Fe2(SO4)3 + KOH à Fe(OH)3 + K2SO4
d. Al(OH)3 + H2SO4 à Al2(SO4)3 + H2O
Câu 2: (2đ) Tính:
a. Khối lượng của 5,4 x 1023 phân tử AgNO3.
b. Số mol có trong 80g CaCO3.
d. Thể tích ở đktc của hỗn hợp gồm: 0,56 mol khí O2 và 1,02 x 1023 phân tử khí Cl2.
Câu 3: (2đ) Tính phần trăm (%) khối lượng các nguyên tố hóa học có trong các chất sau:
a. (NH2)2CO b. Zn(NO3)2
Câu 4: (2đ) Lập CTHH của hợp chất A biết:
- Khí A nặng hơn không khí 2 lần
- A gồm: 82,7586% C , còn lại là H.
Câu 5: (1 điểm) Vận dụng kiến thức trạng thái vật chất, hãy giải thích vì sao ta có thể dễ dàng đổ nước từ cốc này sang một cốc khác.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN LANG
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ 1
Năm học: 2018 – 2019
MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8
[TBODY] [/TBODY]
upload_2018-11-30_21-32-0.png
upload_2018-11-30_21-32-0.png
upload_2018-11-30_21-32-0.png
 

Đậu Thị Khánh Huyền

Trùm vi phạm
Thành viên
20 Tháng bảy 2018
960
887
121
18
Nghệ An
Trường THCS Cao Xuân Huy
ĐỀ HÓA NĂM NAY CHO CÁC EM 2K5
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
ĐỀ ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 8 – NĂM HỌC 2018-2019
Câu 1: (2,5 điểm)

Có các cách viết sau: Cu , N , O, O3 , 2O, 3O, CaCO3 , 2O2 .
a. Cách viết nào dùng để biểu diễn công thức hóa học của chất? Chất nào là đơn chất? Chất nào là hợp chất?
b. Mỗi cách viết trên chỉ ý gì ?
Câu 2: (2 điểm)
Chọn công thức hóa học thích hợp thay vào dấu ? ( nếu có ) và hòan thành phương trình hóa học của mỗi phản ứng theo sơ đồ cho sau.
a. Na + H2O - - → NaOH + H2
b. Al + CuCl2 - - → AlCl3 + Cu
c. Fe(OH)3 + H2SO4 - - → Fe2(SO4)3 + H2O
d. Fe3O4 + CO - - → Fe + CO2
e. K + ? - - → KCl
f. AgNO3 + ? - - → Al(NO3)3 + Ag
Câu 3: ( 3 điểm)
a.
Hãy trình bày cách tính :
-Hóa trị của nguyên tố nitơ trong hợp chất N2O ? NH3 ?
-Hóa trị của nguyên tố sắt (theo x và y) trong hợp chất FexOy ?
b. Cho công thức của một hợp chất là H2SO4. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm (SO4).
Câu 4: (1,5 điểm)
a. Tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất NH4NO3.
b. Tính khối lượng nguyên tố oxi có trong 2kg hợp chất trên.
c. Tính khối lượng hợp chất trên có chứa 2g nguyên tố nitơ.
Câu 5: (1 điểm)
Tính đến cuối tháng 3/2016 (lúc ảnh hưởng của hạn - mặn gay gắt nhất), hạn hán ảnh hưởng đến tất cả 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), trong khi xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 9/13 tỉnh. Ước tính thiệt hại trong đợt hạn - mặn 2015 -2016 toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 5.500 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất, với trên 160.000 ha đất canh tác (chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có mía, cây ăn trái, rau màu...) bị nhiễm mặn (Kiên Giang và Cà Mau là 2 tỉnh bị tác động lớn nhất), thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 200 tỷ đồng và do thiếu nước sinh hoạt ước khoảng 500 tỷ đồng (khoảng 600.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt). Bên cạnh đó, các thiệt hại khác ước tính cũng khoảng gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu do bổ sung công tác nạo vét kênh mương, tu bổ bờ bao, gia súc, gia cầm chết do thiếu nước uống, dịch bệnh do thiếu nước sinh hoạt...”
(Trích tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam ngày 29.0.2016; Tác giả Nguyễn Ngọc AnhChuyên gia cao cấp về thủy lợi, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam)
Em hãy hướng dẫn cho người dân cách lấy được nước sạch từ loại nước nhiễm cát và mặn trên để có nước dùng trong sinh hoạt.
------------------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------------

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
TỔ HÓA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2018-2019 ( ĐỀ NGHỊ)
MÔN HÓA 8

Câu 1: Cân bằng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các PTHH sau: (3đ)
a. Na + H2O à Ca(OH)2 + H2O
b. Fe + O2 à Fe3O4
c. Fe2(SO4)3 + KOH à Fe(OH)3 + K2SO4
d. Al(OH)3 + H2SO4 à Al2(SO4)3 + H2O
Câu 2: (2đ) Tính:
a. Khối lượng của 5,4 x 1023 phân tử AgNO3.
b. Số mol có trong 80g CaCO3.
d. Thể tích ở đktc của hỗn hợp gồm: 0,56 mol khí O2 và 1,02 x 1023 phân tử khí Cl2.
Câu 3: (2đ) Tính phần trăm (%) khối lượng các nguyên tố hóa học có trong các chất sau:
a. (NH2)2CO b. Zn(NO3)2
Câu 4: (2đ) Lập CTHH của hợp chất A biết:
- Khí A nặng hơn không khí 2 lần
- A gồm: 82,7586% C , còn lại là H.
Câu 5: (1 điểm) Vận dụng kiến thức trạng thái vật chất, hãy giải thích vì sao ta có thể dễ dàng đổ nước từ cốc này sang một cốc khác.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN LANG
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ 1
Năm học: 2018 – 2019
MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8
[TBODY] [/TBODY]
View attachment 91298
View attachment 91299
View attachment 91300
Cảm ơn bạn nhiều nha
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom