Sử 9 đề cương

Nguyễn Thúy Hà 94

Học sinh
Thành viên
14 Tháng chín 2021
95
85
46
17
Quảng Bình
thcs đồng phú
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Châu Phi vẫn là châu lục đối đầu khó khăn?
câu 2:Trình bày về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi sau chiến tranh thứ hai
câu 3:Trình bày những nét chung của Mĩ La-tinh sau chiến tranh thứ hai đến nay
câu 4:Trình bày những nét chính vè phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cuba từ năm 1945 đến nay? Em biết gì về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba
câu 5:Sự ra đời phát triền và ý nghĩa của tổ chức ASEAN
câu 6:Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ 20 một chương mới đã mở ra trong lịch sử tại khu vực Đông Nam Á
Mong mọi người giúp ạ, tuần sau em kiểm tra giữa kì ạ
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
câu 1: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Châu Phi vẫn là châu lục đối đầu khó khăn?
câu 2:Trình bày về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi sau chiến tranh thứ hai
câu 3:Trình bày những nét chung của Mĩ La-tinh sau chiến tranh thứ hai đến nay
câu 4:Trình bày những nét chính vè phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cuba từ năm 1945 đến nay? Em biết gì về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba
câu 5:Sự ra đời phát triền và ý nghĩa của tổ chức ASEAN
câu 6:Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ 20 một chương mới đã mở ra trong lịch sử tại khu vực Đông Nam Á
Mong mọi người giúp ạ, tuần sau em kiểm tra giữa kì ạ
Câu 5
- Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á bât đầu chuyển biến phát triển
- Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Đặc biệt là sự xa lầy cuộc chiến của Mỹ đối với ba nước Đông Dương
=> Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
=> Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a
* Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
* Mục tiêu của ASEAN:
phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động:
- Tháng 2 - 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a). Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
+ Hợp tác phát triển có kết quả,.. Văn hoá, xã hội, kinh tế, ngoại giao...
* Ý Nghĩa.
- Xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu - thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.
- Đa phương hoá, đa dạng hoá với các nước => Tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước trong khu vực.
- Đưa đất nước phát triển, đời sông nhân dân ổn định, nền kinh tế phát triển phồn vinh.
Câu 6
Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam Á không ổn định. Đặc biệt về chính trị, có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại giữa các nước.
* Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX (Chiến tranh lạnh kết thúc)
- Tình hình chính trị khu vực cải thiện rõ rệt bằng vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia ( 1991).
- Sự phát triển của tổ chức ASEAN thông qua việc mở rộng thành viên: Brunây 1984, Việt Nam 1995 , Lào và Myanma 1997, Campuchia 1999.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước . => Một tổ chức thống nhất với sự góp mặt đầy đủ của các thành viên trong khu vực Đông Nam Á
+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
- Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:
+ Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
+ Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF)
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/

 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
câu 1: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Châu Phi vẫn là châu lục đối đầu khó khăn?
câu 2:Trình bày về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi sau chiến tranh thứ hai
câu 3:Trình bày những nét chung của Mĩ La-tinh sau chiến tranh thứ hai đến nay
câu 4:Trình bày những nét chính vè phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cuba từ năm 1945 đến nay? Em biết gì về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba
câu 5:Sự ra đời phát triền và ý nghĩa của tổ chức ASEAN
câu 6:Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ 20 một chương mới đã mở ra trong lịch sử tại khu vực Đông Nam Á
Mong mọi người giúp ạ, tuần sau em kiểm tra giữa kì ạ
Câu 1:
+ Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu.
+ Dù vậy, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn vì:
- Xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.
- Bệnh tật và mù chữ
- Sự bùng nổ về dân số, đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài...​
+ Tháng 5 - 1963 Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) được thành lập, đến năm 2002 đổi tên thành Liên minh châu Phi (AU).
+ Con đường đi tới tương lai tươi sáng của Châu Phi qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Câu 2:
+ Nguyên nhân:
- Năm 1961 liên bang Nam Phi rút ra khỏi Khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
- Trên thực tế người da đen sống ở nước này đang phải sống cơ cực tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai của chính quyền thực dân da trắng.
=> phong trào đấu tranh của người da đen và người da màu ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra mạnh mẽ.
+ Diễn biến:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành một cao trào động lớn, dưới sự lãnh đạo của tổ chức đại hội dân tộc Phi.
- Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc đã lên án gay gắt chủ nghĩa a-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.
- Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền của người da trắng Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pác-thai (1993), trả lại tự do cho lãnh tụ ANC Nenxon Mandela sau 27 năm cầm tù.
- Sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, tháng 5 - 1994 Nelson Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
+ Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.

Câu 3:
Nét chung của Mĩ Lating:

+ Các nước ở Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỷ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
+ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mỹ Latinh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ:
- Mở đầu bằng cuộc cách mạng Cuba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ Latinh, và khu vực này được ví như "lục địa bùng cháy" của phong trào cách mạng.
- Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a
=> Chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
- Sau thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 - 1970 ở Chi Lê, chính phủ của Liên minh đoàn kết dân tộc do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền trong những năm 1970 - 1973.
- Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự thành lãnh đạo của mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.
- Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, phong trào cách mạng ở Chi Lê và Nicaragua đều thất bại vào những năm 1973 và 1991
+ Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước các nước Mĩ La tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng:
- củng cố độc lập chủ quyền dân
- chủ hóa sinh hoạt chính trị
- tiến hành cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế
+ Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế - chính trị ở nhiều nước Mỹ Latinh lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng.

Câu 4:
  • Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Caribe, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba được mệnh danh là hòn đảo anh hùng trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước.
a. Đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc:
  • Tháng 3 năm 1952, được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa nhân toàn thể nhân dân Cuba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.
  • Ngày 26- 7 - 1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phi - đen Cat-xto-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu cho giai đoạn mới của cách mạng Cuba - giai đoạn đấu tranh vũ trang.
  • Bị chính quyền Ba-ti-xta trục xuất, năm 1955, Phi - đen Cat-xto-rô cùng các đồng chí của mình sang Mexico hoạt động. Tại đây ông tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ về nước chiến đấu.
  • Tháng 11 - 1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma, bị địch phát hiện nhưng ông cùng các đã kiên cường chiến đấu, xây dựng căn cứ ở vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xto-ra.
  • Từ năm 1958, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội Ba-ti-xta.
  • 1-1-1959, lực lượng cách mạng của cuộc tấn công đánh chiếm Thủ Đô La-ha-ba-na chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cuba giành được thắng lợi.
  • Ý nghĩa:
    • Cách mạng Cuba thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập, xóa bỏ chế độ thuộc địa kiểu mới và mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước.
    • Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh.
    • Cuba xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh.
b. Xây dựng đất nước:
  • Tháng 4 năm 1961, được sự giúp đỡ của Mĩ, quân phản động lưu vong đã đổ bộ lên mạng điểm Hy rôn hòng tiêu diệt cách mạng Cuba. Quân và dân Cuba đã anh dũng đánh trả, tiêu diệt 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ, bảo vệ thành quả cách mạng.
  • Chính giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi đen đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hệ thống chủ nghĩa xã hội đã vươn dài sang Mĩ La tinh.
  • Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cuba bắt tay vào xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa:
    • Tiến hành cải cách ruộng đất.
    • Quốc hữu hóa xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ.
    • Tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
    • Xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống các ngành hợp lý, một nền nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, thể thao phát triển mạnh.
  • Mặc dù bị Mỹ bao vây cấm vận, nhưng với ý chí của toàn dân cùng với những cải cách và sự điều chỉnh của chính phủ, nền kinh tế Cuba có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng một gia tăng.
c. Quan hệ Việt Nam - Cuba:
+ Mối quan hệ của Việt Nam - Cuba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Fidel Castro xây đắp, đó là mối quan hệ thủy chung sắt son.
+ Trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, Phiden Castro là nguyên thủ quốc gia nước ngoài duy nhất vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta chiến đấu.
+ Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phiden và nhân dân Cuba đã luôn ủng hộ cuộc đấu tranh kháng chiến của nhân dân Việt Nam: "Vì Việt Nam, nhân dân Cuba sẵn sàng hiến cả máu".
+ Cuba đã cử chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét; tham gia mổ cho các thương binh ở chiến trường Việt Nam.
+ Sau năm 1975, Cuba giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cuba Đồng Hới.
+ Việt Nam cũng tích cực giúp đỡ nhân dân Cuba vượt qua nhiều khó khăn trong thời kỳ bị Mĩ thực hiện chính sách cấm vận.
+ Hiện nay Việt Nam và Cuba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng của mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện.

Xin lỗi bạn về sự chậm trễ này. Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom