5,
- Ở cà chua , quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, ta quy ước gen:
+ Quả đỏ có kiểu gen: A_
+ Quả vàng có kiểu gen: aa
- Khi lai cà chua quả đỏ thuần chủng với cà chua quả vàng ta có phép lai sau :
P(t/c) : AA x aa
G: A a
F1: Aa( 100% quả đỏ)
F1 x F1: Aa x Aa
G: A,a A,a
F2: TLKG : [tex]\frac{1}{4}AA:\frac{2}{4}Aa:\frac{1}{4}aa[/tex]
TLKH : 3 đỏ : 1 vàng
b, Muốn xác định cây cà chua đỏ của F2 có thuần chủng không ta thực hiện phép lai phân tích hoặc tự thụ phấn
c, Khi đem cà chua quả đỏ ( A_ ) lai với cà chua quả vàng (aa), ở đời con xuất hiện quả vàng => cả bố và mẹ đều phải tạo được giao tử a
=> Cà chua quả đỏ có kiểu gen: Aa
SĐL :
P: Aa x aa
G: A,a a
F: TLKG: 1Aa : 1aa
TLKH: 1 đỏ : 1 vàng
6,
a,
- Thân cao quả tròn trội hoàn toàn so với thân thấp quả dài
- Quy ước gen:
A - thân cao ; a - thân thấp
B - quả tròn; b - quả dài
+ Thân cao, quả dài có KG : A_bb
+ Thân cao, quả tròn có KG : A_B_
+ Thân thấp, quả dài: aabb
+ Thân thấp, quả tròn: aaB_
- Khi cho lai 2 dòng thực vật thuần chủng thân cao, quả dài và thân thấp quả tròn ta có phép lai sau:
P: AAbb x aaBB
G: Ab aB
F1: AaBb (100% thân cao quả tròn)
b, - Xét riêng rẽ từng cặp tình trạng
+ Tính trạng chiều cao của thân:
Thân cao : thân thấp = (180+180): (60+60)=3:1 ( nghiệm đúng của quy luật phân li )
F2 có tỉ lệ của quy luật phân li
=> Cả 2 cá thể đều mang kiểu gen dị hợp ( Aax Aa)
+ Tính trạng hình dạng quả:
Quả tròn: quả dài = ( 180 + 60): (180+60) = 1:1
F2 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có kiểu gen đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có kiểu gen dị hợp : Bb x bb
- Theo giả thiết, 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập, tổ hợp hai cặp tình trạng , ta suy ra:
F1: AaBb x Aabb
G: AB,Ab,aB,ab Ab,ab
F2: TLKG: 3A_B_: 3A_bb: 1aaBb: 1aabb
TLKH: 3 cao tròn : 3 cao dài: 1 thấp tròn : 1 thấp dài
7, Tương tự bài 6
8,
Số NST trong tế bào đó là : 14 . 2 = 28 ( NST)
Vì ở kì sau, các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về hai cực của tế bào.(các NST đơn ở mỗi bên giống nhau khi không xẩy ra đột biến )