Sinh 8 đề cương thi cuối kì I

trangothanh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2021
59
50
21

Lương Quốc Đạt

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng hai 2016
36
311
71
20
Nghệ An
1. Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:
+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)
+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
- Dạ dày:
+ Biến đổi cơ học: Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.
+ Biến đổi hóa học: Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.
(MỞ RỘNG hơn nè:
Trong cơ thể chúng ta dạ dày được chia thành những phần như sau:
-Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc dạ dày ngăn cách với phần thực quản của cơ thể.
- Thân vị: Thân vị là nơi chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogene.
- Đáy vị: Phần đáy vị này bình thường được dùng để chứa không khí.
- Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt được gọi là cơ thắt môn vị.
Dạ dày gồm có 5 lớp bao gồm: Thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc, lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Mỗi lớp sẽ giữ một nhiệm vụ riêng, các lớp luôn có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau cũng thực hiện các chức năng của dạ dày.
Lớp niêm mạc dạ dày có các tuyến vị tiết enzyme tiêu hóa, tiêt chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày khi tiêu hóa.)

2. Còn với loại thức ăn được tiêu hóa, không được tiêu hóa thì chia làm 2 trường hợp:
+ Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hóa một phần nhỏ ở đoạn đầu (khi dịch vị chứa HCL làm pH thấp(2-3) chưa được trộn đều với thức ăn). Enzim amilaza đã được trộn đều từ khoang miệng sẽ tiếp tục phân giải 1 phần thành đường Mantozơ.
+ Thức ăn lipit không được tiêu hóa trong dạ dày vì trong dịch vị không có enzim tiêu hóa lipit.
Em còn gì thắc mắc nữa k ^^
 
Top Bottom