Sử 9 Đề cương Sử 9 - HK2

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày tóm tắt những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. Theo em, công lao to lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam là gì ? Vì sao ?
- Năm 1919, Người gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai…
- Tháng 7-1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin...
- Tháng 12-1920, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
- Năm 1921, sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa”; viết báo “Người cùng khổ”…
- Năm 1923, dự Hội nghị Quốc tế nông dân ở Liên Xô.
- Năm 1924, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V trình bày tham luận…
- Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên…
- Năm 1930, Người đã hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
* Công lao to lớn nhất …: Người đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản.
* Vì: Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn, dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945; tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi.

2. Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?
- Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
- Dựa trên những quyết định của Hội nghị chứng tỏ Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

3. Đảng Cộng sản Đông Dương đã căn cứ vào những điều kiện lịch sử nào để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
a. Thời cơ đã chín muồi * Điều kiện chủ quan:
- Lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị đầy đủ, được tập dượt qua phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936-1939, 1939-1945, cao trào kháng Nhật cứu nước...
- Đảng ta có đường lối đúng đắn, trưởng thành, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ đến...
* Điều kiện khách quan: - Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh...
- Quân Nhật ở Đông Dương và tay sai Nhật hoang mang, tê liệt...
b. Thời cơ ngàn năm có một
- Đó là thời điểm phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhưng quân Đồng Minh lại chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật, quân Pháp cũng chưa kịp khôi phục địa vị thống trị ở Đông Dương...
- Tuy nhiên cơ hội đó chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn (2 tuần), nếu Đảng ta không kiên quyêt chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thì thời cơ sẽ qua đi, vì chỉ sau 1 tuần tuyên bố độc lập, quân Đồng Minh đã kéo vào Việt Nam..

4. Từ những dữ liệu trong “Bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)” dưới đây:
Thời gian Sự kiện
6-1-1946, Tổng tuyển cử trong cả nước
3-9-1945, Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, theo đề nghị của chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ quyết định phải chống “giặc đói”, phát động phong trào tăng gia sản xuất
8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ
23-11-1946, Tiền Việt Nam được lưu thông trong cả nước
Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần hai
28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết
6-3-1946, Ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ
14-9-1946, Ta kí với Pháp bản Tạm ước

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Tóm tắt những biện pháp mà Đảng và Chính phủ Cách mạng đã giải quyết những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân…
- Nạn đói: thực hiện hũ gạo cứu đói, tăng gia sản xuất…
- Nạn dốt: Mở các lớp bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ…
- Tài chính, thông qua quỹ độc lập và tuần lễ vàng, phát hành tiền Việt Nam
- Chống giặc ngoai xâm và nội phản:
. Trước 6/3/1946: Chủ trương: Hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
. Sau ngày 6/3/1946: Chủ trương: Hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946.
b. Kết quả những biện pháp trên.
- Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố.
- Nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.
- Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.
- Đuổi được quân Tưởng ra khỏi nước ta, tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp.

5. Từ đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây:
"…Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
… Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thì thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”
(Sách giáo khoa Lịch sử 9 trang 104)
Hãy cho biết:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào?
2. Nêu nội dung Lời kêu gọi... đó.

Hoàn cảnh:
- Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đã chọn con đường chiến đấu, bảo vệ độc lập, chính quyền.
- Ngày 18, 19-12-1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Nội dung:
- Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh là do thực dân Pháp.
- Nhân dân ta quyết tâm đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được.
- Khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Tính chất, nội dung của cuộc kháng chiến chống Pháp là toàn dân, toàn diện

6. Hãy nêu những thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Thắng lợi nào có ý nghĩa quyết định nhất. Vì sao?
* Những thắng lợi quân sự: - Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của quân dân Hà Nội; - Chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947
- Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
* Thắng lợi nào có ý nghĩa quyết định nhất: Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Vì :
- Chiến thắng Điện Biên Phủ Đập tan kế hoạch Nava và ý chí xâm lược của thực dân Pháp…
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp...
- Tấn công và làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới…

7. Các phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn- Phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh:
- 7/9/1963, cảnh sát đàn áp biểu tình của sinh viên học sinh.
- 18/3/1972, khẩu hiệu “Tự do hay là chết”, “Đả đảo Nguyễn Văn Thiệu”, biến nơi xử án thành cuộc mít-tinh.
- 29/3/1972, sinh viên học sinh Sài Gòn biểu tình phản đối Nguyễn Văn Thiệu.
 
Top Bottom