Đề cương sinh 9 HK1, giúp với!!

E

emina149

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày sự thay đổi trạng thái, biến đổi số lượng và sự vận động NST qua các kỳ nguyên phân, giảm phân. Ý nghĩa

2. Nêu nguyên nhân đột biến gen, đột biến NST

3. Phân biệt thể dị bội, lưỡng bội và đa bội

4. Ý ngĩa của di truyền liên kết trong chọn giống

5.Lập sơ đồi lai 2 cặp tính trạng của Menđen và chỉ ra biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai

6. Vì sao protein quan trong với TB và cơ thể

7. Ở đậu hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, trội hoàn toàn. Không tính trường hợp đột biến, có thể có những phép lai nào và kết quả các phép lai đó

8.Ở chuột, đuôi cong trội hoàn toàn so với đuôi thẳng. Khi cho chuột đuôi cong giao phối với chuột đuôi thẳng F1 thu được đồng loạt chuột đuôi cong. Cho một cặp chuột bố mẹ lai với nhau, chuột con F1 có 50% đuôi cong và 50% đuôi thẳng
Xác định kiểu gen,kiểu hình của chuột bố mẹ và các con lai F1 trong hai trường hợp trên

9. Ở đậu hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định thân cao, b quy định thân thấp. Các gen trội hoàn toàn, nằm trên các cặp NST khác nhau. Cho hai cây thuần chủng hạt vàng, thân cao lai với hạt xanh, thân thấp được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2
a. Viết SĐL từ P đến F2
b. Không lập SĐL, nếu lai phân tích F1 thì con lai có TLKH, TLKG như thế nào?


Trên kia là mấy bài trong đề cương thi của tớ, hy vọng các bạn giúp đỡ. Làm chi tiết luôn giúp tớ nhé. Cảm ơn trước ạ
 
Last edited by a moderator:
H

haiyen621

Câu 1 :
* Nguyên nhân
Kì trung gian
Cuối kì trung gian NST bắt đầu x2 dãn xoắn cực đại ở dạng sợi mảnh.

Kì đầu
NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn lại . Thoi phân bào được hình thành nối liền 2 cực của tế bào .


Kì giữa
NST kép đóng xoắn, co ngắn cực đại, có hình dạng và kích thước điển hình (quan sát rõ nhất) sau đó các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào.

Kì sau
Mỗi cromantit trong NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn, tiến về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi dây tơ vô sắc, lúc này các NST bắt đầu dãn xoắn để trở thành NST đơn ở dạng sợi mảnh.

Kì cuối
Các cromantit được phân chia một cách đồng đều về
hai cực tế bào. Nhân bắt đầu phân chia, màng nhân được hình thành, NST đã dãn xoắn cực đại và trở thành chất nhiễm sắc.

Kết quả Từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống hệt mẹ (2n).









Ý nghĩa - Nguyên phân là hình thức sinh sản của hợp tử, của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- Ở cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân, khi cơ thể đạt đến khối lượng nhất định thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế.
- Nhờ sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau nguyên phân, bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của những loài sinh sản vô tính.
 
H

haiyen621

Giảm phân 1
Cuối kì trung gian NST bắt đầu x2 dãn xoắn cực đại ở dạng sợi mảnh.

Kì đầu:
- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn co ngắn lại.
- Các NST kép trong cặp tương đồng diễn ra sự tiếp hợp nhau theo chiều dọc, có thể xảy ra trao đổi chéo, trao đổi đoạn.
Kì giữa:
NST kép đóng xoắn, co ngắn cực đại, các cặp NST kép tập trung thành 2 hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào.
Kì sau :
Các cặp NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về hai cực của tế bào.
Kì cuối
Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng là bộ NST đơn bội kép.

Giảm phân 2 :
Kì đầu :
- NST co ngắn nằm trong nhân tế bào ở trạng thái đơn bội kép.
- Các NST kép gắn vào sợi tơ vô sắc ở tâm động.
Kì giữa:
NST kép đóng xoắn, co ngắn cực đại, sau đó các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào.
Kì sau :
NST kép chẻ dọc ở tâm động thành các NST đơn phân li đồng đều về 2 cực tế bào.
Kì cuối
Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng là bộ NST đơn bội.

=> Kết quả :
Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (mang 2n NST) trải qua giảm phân tạo ra bốn tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa (n NST)
* Chú ý : - GP1 là phân bào giảm nhiễm.
- GP2 là phân bào nguyên nhiễm.

* ý nghĩa :
- Là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục (noãn bào bậc I và tinh bào bậc I) xảy ra vào thời khì chín của tế bào sinh dục.
- Nhờ sự phân li của NST trong các cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn n NST nên khi thụ tinh bộ NST 2n của loài lại được phục hồi.
- Sự trao đổi chéo giữa hai cromantit trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I dẫn tới sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa những NST kép tương đồng ở kì sau giảm phân I đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tố hợp, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho loài.
 
H

haiyen621

Câu 2 :
* Do tác động môi trường ngoài : tác nhân vật lí, hoá học ,...
* Do rối loạn môi trường trong : xảy ra rối loạn trong phân bào
 
C

cherrynguyen_298

4. Ý ngĩa của di truyền liên kết trong chọn giống

Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống:
- Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

6. Vì sao protein quan trong với TB và cơ thể

Protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì :
- Protein là thành phần của: Enzim, hoocmôn, kháng thể …… nên liên quan đến toàn bộ hoạt động sống, trực tiếp biểu hiện thành các đặc điểm sinh lí của cơ thể
- Protein là thành phần cấu trúc của tế bào nên trực tiếp biểu hiện thành các đặc điểm hình thái của cơ thể.
\Rightarrow Protein trực tiếp tham gia biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
 
C

cherrynguyen_298

7. Ở đậu hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, trội hoàn toàn. Không tính trường hợp đột biến, có thể có những phép lai nào và kết quả các phép lai đó

TH1:
P. AA x AA
G: A__A
F1: AA
TLKG: 100% AA
TLKH: 100% hạt vàng

TH2:
P. AA x Aa
G: A__A, a
F1: AA, aa,
TLKG: 1 AA: 1 Aa
TLKH: 100% hạt vàng

TH3:
P. Aa x Aa
G: A, a__A, a
F1: AA, aa, Aa
TLKG: 1 AA: 2 Aa: 1 aa
TLKH: 3 hạt vàng: 1 hạt xanh

TH4:
P. Aa x aa
G: A, a__ a
F1: aa, Aa
TLKG: 1 aa: 1 Aa
TLKH: 1 hạt vàng: 1 hạt xanh

TH5:
P. aa x aa
G: a__ a
F1: aa
TLKG: 100% aa
TLKH: 100% hạt xanh


TH6:
P. AA x aa
G: A__a
F1: Aa
TLKG: 100% Aa
TLKH: 100% hạt vàng
 
M

maytrang154

Câu 8
Quy ước gen:
Đuôi cong B, Đuôi thẳng b
Trường hợp 1: Vì F1 thu được 100% chuột đuôi cong => có kiểu gen B_
-> Nhận giao tử B từ 1 P và 1 giao tử _ từ 1 P còn lại
Mà P là phép lai giữa chuột đuôi cong với đuôi thẳng => đuôi cong có kiểu gen :BB
Đuôi thẳng có kiểu gen bb
Trường hợp 2:
F1 có 50% đuôi cong : 50% đuôi thẳng hay cong : thẳng = 1:1
-> Sinh ra từ 2 tổ hợp giao tử = 2 giao tử >< 1 giao tử
-> Cơ thể P giảm phân cho 2 giao tử có kiểu gen Bb( đuôi cong)
Cơ thể P còn lại giảm phân cho 1 giao tử (mà xuất hiện đuôi thẳng) có kiểu gen bb ( đuôi thẳng)
 
M

maivuongthuy

Câu 8
Quy ước gen:
Đuôi cong: B,
Đuôi thẳng :b
Trường hợp 1:
Vì F1 thu được 100% chuột đuôi cong => có kiểu gen B_
-> Nhận giao tử B từ 1 P và 1 giao tử _ từ 1 P còn lại
Mà P là phép lai giữa chuột đuôi cong với đuôi thẳng => đuôi cong có kiểu gen :BB
Đuôi thẳng có kiểu gen bb
Trường hợp 2:
F1 có 50% đuôi cong : 50% đuôi thẳng hay cong : thẳng = 1:1
-> Sinh ra từ 2 tổ hợp giao tử = 2 giao tử >< 1 giao tử
-> Cơ thể P giảm phân cho 2 giao tử có kiểu gen Bb( đuôi cong)
Cơ thể P còn lại giảm phân cho 1 giao tử (mà xuất hiện đuôi thẳng) có kiểu gen bb ( đuôi thẳng)
__________________
 
M

maytrang154


Thể dị bội:
- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hay 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng
-Gồm thể một nhiễm, ba nhiễm....
-cơ chế hình thành:Do tác nhân vật lí,hóa học rối loạn quá trình sinh lí sinh hóa nội bào làm quá trình nguyên phân NST phân li không đồng đều tạo ra các thể (2n-1);(2n+1)...
Các tác nhân này cũng có thể tác động vào quá trình giảm phân làm NST phân li không đồng đều tạo ra giao tử (n-1);(n+1).....Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo nên các thể (2n-1);(2n+1)...
- Thường biểu hiện thành kiểu hình có hại cho bản thân sinh vật
Thể đa bội :
- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n
- Gồm thể đa bội chẵn (4n;8n...)và thể đa bội lẻ( 3n;5n....)
- Cơ chế hình thành: Do tác nhân vật lí, hóa học,rối loạn quá trình sinh lí sinh hóa nội bào là đứt thoi vô sắc hoặc không hình thành thoi vô sắc tạo nên thể 4n;8n....
Các tác nhân này tác động vào quá trình giảm phân tạo nên thể 2n, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tọ nên thể 3n
- Có hàm lượng ADN lớn, khả năng sinh trưởng mạnh,kích thước lớn,chống chịu tốt với điều kiện bất lợi là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống
Thể lưỡng bội
- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là 2n
- Chỉ gồm 1 dạng 2n
- Cơ chế hình thành: Do nguyên phân bình thường tạo nên thể 2n ( SSVT)
Do sự kết hợp giữa các cơ chế nguyên phân, giảm phân thụ tinh bình thường (SSHT)
- Tế bào bình thương, khả năng chống chịu bình thường
 
Top Bottom