Đề cương ôn Vật lí

N

nguyentranminhhb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Một ống nghiệm hình trụ đựng hỗn hợp nước và nước đá đến độ cao [TEX]h_1 = 50cm[/TEX] (trong đó độ cao của cột nước là 10cm) ở trạng thái cân bằng nhiệt. Nhúng ống nghiệm trên vào một ống nghiệm hình trụ khác có tiết diện gấp đôi và đựng một chất lỏng đến độ cao [TEX]h_2 = 20cm[/TEX] ở nhiệt độ [TEX]t_2[/TEX] = 10 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, độ cao của hỗn hợp trong ống nghiệm nhỏ hạ xuống một đoạn h_3 = 2,4 cm. Boe qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và các ống nghiệm. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng trong ống nghiệm lớn biết nhiệt nóng chảy của nước đá là [TEX]\lambda = 3,4.10^5 J/kg[/TEX], khối lượng riêng của nước [TEX]D_1 = 10^3 kg/m^3[/TEX], khối lượng riêng của nước đá là [TEX]D_2 = 0,9.10^3 kg/m^3[/TEX] , khối lượng riêng của chất lỏng [TEX]D^3 = 0,8.10^3 kg/m^3[/TEX]
P/S: đề đúng ko sai đâu
 
Last edited by a moderator:
V

vuonghao159357

Bài 1:
Một ống nghiệm hình trụ đựng hỗn hợp nước và nước đá đến độ cao [TEX]h_1 = 50cm[/TEX] (trong đó độ cao của cột nước là 10cm) ở trạng thái cân bằng nhiệt. Nhúng ống nghiệm trên vào một ống nghiệm hình trụ khác có tiết diện gấp đôi và đựng một chất lỏng đến độ cao [TEX]h_2 = 20cm[/TEX] ở nhiệt độ [TEX]t_2[/TEX] = 10 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, độ cao của hỗn hợp trong ống nghiệm nhỏ hạ xuống một đoạn h_3 = 2,4 cm. Boe qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và các ống nghiệm. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng trong ống nghiệm lớn biết nhiệt nóng chảy của nước đá là [TEX]\lambda = 3,4.10^5 J/kg[/TEX], khối lượng riêng của nước [TEX]D_1 = 10^3 kg/m^3[/TEX], khối lượng riêng của nước đá là [TEX]D_2 = 0,9.10^3 kg/m^3[/TEX] , khối lượng riêng của chất lỏng [TEX]D^3 = 0,8.10^3 kg/m^3[/TEX]

có đúng đề k bạn ,sao mình thấy kết quả hơi ẻ...............................................................................
 
S

saodo_3

Bài 1:
Một ống nghiệm hình trụ đựng hỗn hợp nước và nước đá đến độ cao [TEX]h_1 = 50cm[/TEX] (trong đó độ cao của cột nước là 10cm) ở trạng thái cân bằng nhiệt. Nhúng ống nghiệm trên vào một ống nghiệm hình trụ khác có tiết diện gấp đôi và đựng một chất lỏng đến độ cao [TEX]h_2 = 20cm[/TEX] ở nhiệt độ [TEX]t_2[/TEX] = 10 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, độ cao của hỗn hợp trong ống nghiệm nhỏ hạ xuống một đoạn h_3 = 2,4 cm. Boe qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và các ống nghiệm. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng trong ống nghiệm lớn biết nhiệt nóng chảy của nước đá là [TEX]\lambda = 3,4.10^5 J/kg[/TEX], khối lượng riêng của nước [TEX]D_1 = 10^3 kg/m^3[/TEX], khối lượng riêng của nước đá là [TEX]D_2 = 0,9.10^3 kg/m^3[/TEX] , khối lượng riêng của chất lỏng [TEX]D^3 = 0,8.10^3 kg/m^3[/TEX]
P/S: đề đúng ko sai đâu
Độ cao cột nước trong ống nghiệm hạ xuống một đoạn chứng tỏ có một phần nước đá tan làm giảm thể tích. Gọi khối lượng tan là m.
Khi nó ở trạng thái đá: [TEX]m = D_2.S.h[/TEX]
Khi nó ở trạng thái nước [TEX]m = D_1.S.h'[/TEX]

Vậy [TEX]D_2.S.h = D_1.S.h' \Rightarrow \frac{h'}{h} = \frac{9}{10}[/TEX]

Hơn nữa mực nước giảm 2,4 cm chứng tỏ [TEX]h - h' = 2,4 cm[/TEX]

[TEX]\Rightarrow h = 24 cm[/TEX]

Như vậy, có 24 cm chiều cao nước đá bị tan. Nước đá tan không hoàn toàn chứng tỏ nhiệt độ cuối của hỗn hợp là 0 độ C.


Phương trình cân bằng nhiệt của chúng ta là:

- Nhiệt lượng chất lỏng tỏa ra để hạ từ 10độ C xuống 0 độ C = nhiệt lượng 24 cm côt nước đá tan chảy.

+ Khối lượng chất lỏng tính một cách tổng quát: [TEX]m_3 = (2S).h_2.D_3[/TEX]
+ Khối lượng nước đá. [TEX]m_2 = S.24.D_2[/TEX]


Gợi ý thế.
 
Top Bottom