Văn 8 Đề cương ôn tập

ahn___w

Học sinh gương mẫu
Thành viên
22 Tháng một 2020
1,156
4,288
416
Thanh Hóa
Love Sickgirls ❣️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Vì sao nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là 1 kiệt tác? Qua đó, em có suy nghĩ gì về 1 tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
Câu 2:
Cho câu thơ sau : “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối...”
a) Chép 9 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện bức tranh tứ bình trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
b) Hãy khái quát nội dung của đoạn thơ trên.
c) Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình?
Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ” cho đoạn trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất tố.
Câu 4: Thuyết minh về một món ăn hoặc 1 trò chơi trong dịp tết mà em biết.
@Roses_are_rosie @Lê Uyên Nhii
 

lam371

Học sinh gương mẫu
HV CLB Lịch sử
Thành viên
25 Tháng mười hai 2011
1,065
2,563
406
Bình Phước
Hogwarts School Of Witchcraft And Wizardry
Câu 1: Vì sao nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là 1 kiệt tác? Qua đó, em có suy nghĩ gì về 1 tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
Vì:
  • Chiếc lá được vẽ lên tường trong đêm mưa tuyết và giống như thật
  • Chiếc lá đã làm nhen lên niềm tin hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi
  • Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương bao la và sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men
  • Mục đích sáng tạo nghệ thuật chân chính vì sự sống con người

Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ” cho đoạn trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất tố.
Nghĩa đen: .'Tức nước" có nghĩa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra
Nghĩa bóng: nếu con người bị đàn áp, chèn ép quá mức thì tất sẽ có sự đứng lên chống lại giống như hình ảnh chị Dậu trong truyện
 
  • Like
Reactions: ahn___w

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Câu 1: Vì sao nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là 1 kiệt tác? Qua đó, em có suy nghĩ gì về 1 tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
- Giá trị nghệ thuật: Đó là một chiếc lá đẹp đẽ, sống động đến lạ thường nên Giôn - xi không thể phân biệt đâu là lá thật và đâu là lá giả.
- Giá trị nhân đạo: Chiếc lá ấy đã cứu được một mạng người khi mang đến niềm tin cho cô họa sĩ trẻ ấy.
=> Chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là 1 kiệt tác vì nó đẹp về hình thức bên ngoài và cả tâm hồn bên trong, hơn nữa đây còn là tác phẩm cuối cùng của cụ Bơ - men và còn là một kiệt tác đỉnh cao trong việc sáng tạo nghệ thuật.
(Đây là các ý để Manh dựa vào viết bài nha)
- Nếu một tác phẩm đã đạt đến cái ngưỡng được gọi là "Kiệt tác" thì chắc chắn tác phẩm ấy phải có đầy đủ các yếu tố, đặc biệt là yếu tố về mặt nghệ thuật.
- Chiếc lá của cụ "Bơ - men" cũng là một kiệt tác vì nó thật sự rất chân thật làm Xiu hay Giôn Xi cũng không thể nhận ra đó chính là một chiếc lá nhân tạo do chính bàn tay của cụ Bơ - men tạo nên.
- Cụ vẽ chiếc lá ấy bằng cả tình yêu thương dành cho cô họa sĩ trẻ kia đang bị bệnh chỉ mong chiếc lá của mình có thể truyền cho cô ấy ít niềm tin vào nghị lực sống.
- Không chỉ vẽ bằng tình yêu thương mà còn là cả mạng sống của cụ, vẽ dưới cơn mưa có thể cụ sẽ mắc bệnh nhưng lòng nhân đạo của con người đã nổi lên thì sẽ không thể ngăn cản nối.
- Cũng chiếc lá ấy không chỉ đơn thuần là thắp lên hi vọng sống mà còn là một tác phẩm để đời của cụ.

Câu 2:
Cho câu thơ sau : “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối...”
a) Chép 9 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện bức tranh tứ bình trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
b) Hãy khái quát nội dung của đoạn thơ trên.
c) Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình?
a) Cậu chép trong sách giáo khoa ra nha ^^
b) Khái quát nội dung: Nỗi nhớ rừng cùng sự tiếc nuối những ngày tháng huy hoàng và khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên.
c) Mượn lời của con hổ, nhà thơ Thế Lữ kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước và niềm khao khát thoát khỏi cảnh đời nô lệ.
Câu 3: Mình biết làm nhưng không biết viết thế nào cho nó hay hay "<
- Nghĩa đen của thành ngữ này là: nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này, kinh nghiệm dân gian được hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố.
- Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
 
Last edited:
Top Bottom