1,
- Châu Mĩ rộng 42 triệu km2 nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây.
Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Phía Đông giáp Đại Tây Dương
- Châu Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam (71°57' Bắc - 53°54' Nam)
2/
-Bắc mĩ:
a. Hệ thống Coóc đi e ở phía tây.
- Hệ thống Coóc đi e cao và đồ sộ nằm ở phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000 – 4000 m, gồm nhiều dãy chạy song song so le xen kẽ là các cao nguyên sơn nguyên.
- Miền núi Coóc đi e có nhiều khoáng sản như Đồng, Vàng, quặng đa kim, ura ni….
b. Miền đồng bằng ở giữa.
- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ cao ở hướng tây bắc và thấp dần về hướng đông nam và hướng nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt khí nóng ở phía nam và những đợt khí lạnh ở phía bắc dễ xâm nhập sâu vào trong nội địa.
- Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng và sông dài
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.
- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên chạy theo hướng tây bắc đông nam. Dãy Apa Lát phía bắc cao 400 m đến 500 m, phía nam cao 1000 m đến 1500 m chứa nhiều than, sắt.
-Nam mĩ:
* Dãy An Đét ở phía tây.
- Cao trung bình từ 3000 - 5000m, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.
- Thiên nhiên thay đổ từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
* Đồng bằng ở giữa:
- Rất rộng lớn gồm các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa, La-pla-ta, là vựa lúa và vàng chăn nuôi lớn.
* Các sơn nguyên ở phía đông.
- Sơn nguyên Guy-an là miền đồi thấp xen kẽ các thung lũng rộng.
- Sơn nguyên Bra xin bề mặt bị chia cắt có các dãy núi xen kẽ với các cao nguyên, khí hậu nóng ẩm thực vật rậm rạp
Sự giống nhau:
-có hệ thống núi trải dài phía tây
-ở giữa có đồng bằng rộng lớn
-các cao nguyên và sơn nguyên xuấtt hiện phía đông
3/
- A-ma-zôn là lá phổi của thế giới, là vùng dự trữ sinh học, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
4/
-Nguyên nhân:
Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
Đó là nguồn gây ô nhiễm chính, ngoài ra còn có nguồn gây ô nhiễm khác như hoạt động núi lửa, cháy rừng do tự nhiên, song ảnh hưởng không đáng kể tới bầu không khí.
-Hậu quả:
Mưa a xít, gây hiệu ứng nhà kính trái đất nóng lênlàm thay đổi khí hậu toàn cầu, thủng tầng ôZôn.
a. Môi trường ôn đới hải dương.
- Khí hậu: Mùa đông ấm, mùa hạ mát, lượng mưa tương đối lớn và phân bố tương đối đồng đều quanh năm.
- Sông ngòi nhiều nước, thực vật là rừng lá rộng
b. Môi trường ôn đới lục địa.
- Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông rất lạnh có băng tuyết bao phủ, lượng mưa ít (Đây là kiểu khí hậu khắc nghiệt).
- Sông ngòi đóng băng vào mùa đông, mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước. Thực vật thay đổ từ bắc xuống nam (Rừng, thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích).
c. Môi trường Địa Trung Hải.
- Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm, mùa hạ khô nóng, mưa về mùa thu đông.
- Sông ngòi ngắn và dốc, lũ vào mùa thu đông, cạn vào mùa hạ.
- Thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn trong mùa hạ là kiểu rừng là cứng xanh quanh năm
- Qui mô sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu thường không lớn. Tổ chức sản xuất theo hai hình thức.
+ Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh.
+ Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.
-có trang bị thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến