Sử 7 Đề cương ôn tập Lịch sử 1 tiết.{lớp 7}

N

namlun1909

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2: Trình bày những biện pháp để khôi phục , phát triển nông nghiệp thời Lê sơ?
Câu 3: Trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta có những tôn giáo nào?
Câu 4: Nhận xét về chiều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
:khi (78)::khi (56)::khi (191):
 
N

ngocsangnam12

Câu 1: nguyên nhân:
-ND ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất khuất , quyết tâm dành lại độc lập cho đất nước
- tất cả các tầng lớp ND đoàn kết đánh giặc , tham gia kháng chiến
- nhờ đường lối chiến thuật ,chiến lược đúng đắn của bộ chỉ huy (đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi)
Ý Nghĩa:
-kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
- dành lại độc lập dân tộc
- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - Thời Lê Sơ
 
Q

quynh2002ht

1: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam- thời Lê sơ.
Nguyên nhân
-Do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ; các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ đánh giặc; ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân...)
- Do đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng đất nước với quy mô lớn.
Nguồn:diendan.hocmai.vn
a. Nông nghiệp:
- Giải quyết ruộng đất.
+Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.
+Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ làm ăn .
+Đặt ra một số chức quan chuyên trách.
- Thực hiện phép quân điền.
- Khuyến khích bảo vệ sản xuất.
+ Cấm giết trâu bò.
+ Bảo vệ đê điều
b. Thủ Công nghiệp.
-Các ngành, nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển.
- Xuất hiện làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng và các phường thủ công ở Thăng Long.
-Các công xưởng do nhà nước quản lý (Cục bách tác) sản xuất đồ dùng cho nhà Vua: Vũ khí, đóng thuyền…
Các nghề khai mo đồng, vàng, sắt được đẩy mạnh.
c. Thương nghiêp
-Trong nước: chợ phát triển
-Hoạt động buôn bán với nước ngoài được duy trì . chủ yếu ở một số cửa khẩu.
 
Top Bottom