Câu 1: So sánh địa hình khu vực Nam Á và Tây Nam Á
-Giống: Tây Nam Á và Nam Á đều có 3 dạng địa hình là: Núi cao, sơn nguyên và đồng bằng.
-Khác:
+Tây Nam Á là khu vực có nhiều núi và cao nguyên chạy theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
+Nam Á có day Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Câu 2: Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu Nam Á
Mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình do vị trí lãnh thổ.
-Mùa đông thì có gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ thì có gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.
-Vùng núi cao khí hậu thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn.
-Nam Á là 1 trong những khu vực có lượng mưa lớn nhất thế giới.
-Lượng mưa phân bố không đồng đều, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình:
+Dãy núi Himalaya đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, Mưa trút hết ở sườn Nam, lượng mưa trung bình 2000-3000 mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới 100 mm/năm.
+Miền đồng bằng Ấn-Hằng nắm giữa khu vực núi Himalaya và sơn nguyên Đê-can, như 1 hành lang hứng gió Tây Nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng Tây Bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, mà ở Se-ra-pun-đi có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm.
+Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía Tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đe-can.
Câu 7: Trình bày những đặc điểm phát triển về kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc?
a) Nhật Bản:
-Từ sau năm 1945, tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ.
-Trong qua trình phát triển, nhật đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
-Các ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật:
+Công nghiệp chế tạo otoo, tàu biển.
+Công nghiệp điện tử: Chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
+Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,...
-Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khác hàng ưa chuộng và bán rộng rãi trên thế giới.
-Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,...thu nhập của người Nhật rất cao. Bình quân GDP đầu người của Nhật năm 2001 đạt 33400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
b) Trung Quốc:
-Là nước đông dân nhất thế giới. NHờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn.
-Thành tựu quan trọng nhất của nên kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là:
+Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhớ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
+Phát triển nhanh chóng 1 nên công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có 1 số ngành công nghiệp hiện đại như: điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (Từ 1995-2001, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như: Lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.
Những câu còn lại đã có trong sách giáo khoa và vở ghi tại lớp!!!!
Bạn có thể cập nhật thêm các kiến thức Địa 8 tại đây.
Nếu còn thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ về câu trả lời, hãy trao đổi phía dưới hoặc tìm hỏi thêm chúng mình để được giải đáp kịp thời.
Chúc bạn học tốt 