Sinh 10 Đề cương ôn tập học kỳ II.

Eke1312

Học sinh
Thành viên
11 Tháng chín 2017
32
21
31
Hải Dương
THPT Phúc Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trình bày cấu tạo và hình thái các loại virut. Phân biệt virut và vi khuẩn.
Câu 2: Trình bày chu trình nhân lên của virut.Tại sao mỗi virut chỉ có thể xâm nhập vào một loại tế bào nhất định.
Câu 3: Tại sao nhiều người không biết mình nhiễm HIV. điều đó có ảnh hưởng gì đến xã hội.
Câu 4: Quy trình sản xuất IFN, tại sao lại dùng Ecoli và virut làm thể chuyền.
Câu 5: Nêu hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Câu 6: Miễn dịch là gì. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Câu 1: Cấu tạo của vi rút gồm có hai phần :
  • Lõi axit nucleic :
- Cấu tạo: chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
- Chức năng : hệ gen vi rút nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng của nó trong tế bào chủ.
  • Vỏ bọc protein ( capsit ):
- Cấu tạo từ các protein gọi là capsome.
- Chức năng: bảo vệ vi rút.
  • Một số vi rút có thêm vỏ ngoài :
- Cấu tạo của vỏ ngoài là lớp kép lipit và protein.
- Mặt vỏ ngoài có các gai glicoprotein là nhiệm vụ kháng nguyên và giúp vi rút bám lên bề mặt tế bào.
- Vi rút không có vỏ ngoài gọi là vi rút trần.
Phân biệt vi rút và vi khuẩn :
Tính chấtVi rútVi khuẩn
Có cấu tạo tế bàoKhông
Chỉ chứa ADN hoặc ARNKhông
Chứa cả ADN và ARNKhông
Chứa RiboxomKhông
Sinh sản độc lậpKhông
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: Chu trình nhân lên của vi rút :
  • Sự hấp phụ
    Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào.
  • Xâm nhập
    Đối với phagơ : enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
    Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó " cởi vỏ" để giải phóng axit nuclêic.
  • Sinh tổng hợp
    Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
  • Lắp ráp
    Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
  • Phóng thích
    Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
    Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một loại tế bào nhất định vì :
- Virus muốn xâm nhập được vào tế bào phải trải qua bước hấp phụ, bám vào bề mặt tế bào chủ
- Điều kiện bám: phải hình thành mối liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virus với thụ thể trên bề mặt tế bào chủ
- Virus khác nhau thì cấu trúc các gai glicoprotein cũng khác nhau, tế bào chủ khác nhau thì thụ thể trên bề mặt tế bào cũng khác nhau
Câu 3:
Nhiều người không biết mình đang bị nhiễm HIV vì:
+ Giai đoạn “cửa sổ” thường không biểu hiện triệu chứng, xét nghiệm máu không phát hiện được HIV (từ 2 tuần đến 3 tháng).
+ Giai đoạn không triệu chứng (kéo dài từ 1 - 10 năm).
Điều đó rất nguy hiểm đối với xã hội vì trong 2 giai đoạn này khả năng lây truyền bệnh rất lớn.
Câu 4: Quy trình sản xuất IFN gồm 4 bước :
- Tách gen IFN ở người ( enzyem cắt )
- Gắn gen IFN vào ADN của phagơ ( enzyem nối )
- Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào Ecoli.
- Nuôi Ecoli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men và tách chiết IFN.
Câu 5:
* Khái niệm : Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
* Nguyên nhân : Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
* Cách phòng tránh :
- Tiêm vắc - xin.
- Giữ vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh môi trường.
- Sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn.
Câu 6:
* Miễn dịch (hay miễn nhiễm) là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.
* Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu :
  • Miễn dịch không đặc hiệu :
    - Điều kiện để có: miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh,không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên.
    - Cơ chế tác động: ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể (da,niêm mạc...)
    - Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập
    - Tính đặc hiệu: không có tính đặc hiệu
  • Miễn dịch đặc hiệu:
    - Điều kiện để có: xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
    - Cơ chế tác động: hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được
    - Tính đặc hiệu: có tính đặc hiệu
 
  • Like
Reactions: Eke1312
Top Bottom