Sử 6 Đề Cương Ôn Tập Cuối HKII 6

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Cựu TMod Sử
Thành viên
31 Tháng ba 2020
1,498
6,408
511
Bắc Ninh
HocMai Forum
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 21: Khởi nhĩa Lý Bí. Nước Vi Xuân
1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
- Đầu thế kỉ thứ VI, nhà Lương đô hộ GiaoChâu, chúng chia nước ta thành Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Minh, Minh Châu (Nghệ An-Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
- Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập
a) Diễn biến
- Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
. - Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện => Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc
- Tháng 4 năm 542, đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
b) Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi.
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời) Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
b) Ý nghĩa:
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
- Cách đánh chủ động, áp đảo.
- Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
3. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
- Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
Bài 22: Khởi nhĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
4. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?
- Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu cùng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiền xuống Vạn Xuân.
- Lý Nam Đế phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì - Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ, sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
- Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ).
- Năm 548, Lý Nam Đế mất.
5. Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước:
- Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống qua Lương, ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
- Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đâm Dạ Trạch), ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến nghĩa quán chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí và lương thực
- Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây đầm Dạ Trạch và có sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
6. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau (571), Lý Phật Tử cướp ngôi vua (Hậu Lý Nam Đế). Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt và bị giải về Trung Quốc.
Bài 23: Những cuộc khởi nĩa lớn trong các thế hệ VII-IX
7.Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?
- Năm 679, nhà Đường đôi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản.
- Nhà Đường cho sửa sang các đường giao thông thủy bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện.
- Ngoài thuế xuống đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, sắt, đay, gai, ta lụa..., nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm...
8. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
- Cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu bỏ quê, mộ binh nói dậy
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi Mai Hắc Đế (Vua Đen)
- Năm 722, nha Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận, cuộc khởi nghĩa bị dàn áp.
9. Nêu tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
- Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau Phùng Hưng kéo quân sang bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô hộ là Cao Chính Bình phải rút quân vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.


==Hết==
~~~Thi tốt nhó mọi người~~~
 
Top Bottom