Đề cương ô tập học kì 2

C

cuong131hv

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường? Các nhân tố sinh thái của môi trường?
2) Các nhân tố sinh thái của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ minh họa (ánh sáng , nhiệt độ, độ ẩm)
3) Quần thể sinh vật là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể?
4) Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí ở mỗi quốc gia là gì?
5) Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu những dấu hiệu điển hình của một quần xã? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
6) Hệ sinh thái là gì? Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái? Lưới thức ăn khác chuỗi thức ăn như thế nào?
7) Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên?
8) Ô nhiễm môi trường là gì? Tác hại của ô nhiễm môi trường? Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì? Biện pháp hạn chế?( không khí-nước)
9) Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
10) Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ( biển )? Nêu biện pháp bảo vệ?
11) Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nôn nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó.
12) Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Giải thích.
13) Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và cân bằn sinh học? Cho ví dụ minh họa.
P/S: Các bạn trả lời ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ có thanks
 
P

phankyanhls2000

Câu 12:

Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là "băng phiến":))

Vì Nga đã chế tạo thành công dầu từ băng phiến (cái này thiết thực hơn là từ nước)
 
P

phamhuy20011801

3, Quần thể mang những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể. . .
a – Tỉ lệ giới tính:
- Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đều giữa cá thể đực và cái.
b- Thành phần nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
- Nhóm tuổi sinh sản: quyết định mức sinh sản của quần thể.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
c – Mật độ quần thể:
- Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
- Mật độ quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
4, Ngoài những đặc điểm chung của một quần thể sinh vật (giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong),quần thể người có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có.Đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục và văn hóa… Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Ý nghĩa: - Là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
- Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn
phá rừng và các tài nguyên khác.
- Nhằm đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
5, SGK.
Quần xã sinh vật khác với Quần thể sinh vật
- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định.
- Hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài.
- Có các mối quan hệ hổ trợ(cộng sinh, hội sinh) và đối địch (cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác). - Là tập hợp những cá thể cùng loài cùng sống trong một khu vực nhất định.
- Hình thành ở một thời điểm nhất định.
- Có các mối quan hệ hổ trợ và cạnh tranh.
6, - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
VD: hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
+ Các thành phần vô sinh như: đất, đá, nước, thảm mục…
+ Sinh vật sản xuất là: thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như: vi khuẩn, nấm.
 
Top Bottom