đề cương môn sinh học kì I

M

maiuyen216

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Nêu cấu tạo của cơ thể người và chức năng?
2 Nêu cấu tạo của tế bào và mô? Phản xạ là gì? Cho VD
3 Nêu cấu tạo và tính chất của xương, cơ? Vệ sinh hệ cơ xương
4 Máu và môi trường bên rong cơ thể. Sự tuần hoàn máu và bạch huyết có ý nghĩa gì đối với cơ thể sống?
5 Vai trò của hệ hô hấp và tiêu hóa đối với cơ thể sống
6 Vai trò của sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và sự chuyển hóa trong cơ thể( chuyển hóa vật chất và năng lượng )
 
H

hocgioi2013

Câu 1:
Cơ thể người là toàn bộ cấu trúc vật lý của một con người. Cơ thể người bao gồm đầu, thân và tứ chi (hai tay và hai chân). Chiều cao trung bình của một người trưởng thành là khoảng 1,7 m (5 - 6 foot). Kích thước này được quyết định chủ yếu bởi các gen di truyền. Hình dáng và thể trạng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như chế độ ăn và thể dục, hoạt động hàng ngày. Khi con người đạt đến tuổi trưởng thành, cơ thể có khoảng 100 ngàn tỉ tế bào. Mỗi tế bào là một phần của một cơ quan được thiết kế để thực hiện các chức năng sống thiết yếu. Các hệ cơ quan của cơ thể bao gồm: hệ vận động, các hệ mạch (hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết), hệ miễn dịch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục nam hoặc nữ.
Câu 2:
Biểu mô:mô lót mặt trong các khoang cơ thể và phủ bên ngoài các cơ quan.Gồm nhiều tế bào nằm cạnh nhau tạo thành dãy.Có chức năng bảo vệ các tổ chức bên trong.
Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau.Có hai loại mô liên kết:
Mô liên kết dinh dưỡng.(Máu và bạch huyết)
Mô liên kết cơ học.(Mô sụn và xương)
Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
Cơ trơn.
Cơ vân (cơ xương).
Cơ tim.
Mô thần kinh.
*
khi cơ thể bị kích thích(nóng,lạnh,đau) sẽ phản ứng lại(bài tiết hoặc co cơ).Đó là 1 phản xạ.Phản xạ là hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh,trên cơ sở các phản xạ hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa mọi hoạt động của cơ thể.
Từ khi bị kích thích đến khi đáp ứng con đường dẫn truyền thần kinh được gọi là 1 cung phản xạ và gồm có 5 phần:
-Cơ quan nhận cảm ví dụ lưỡi
-Đường truyền vào,ví dụ dây thần kinh vị giác
-Trung tâm thần kinh:não hoặc tủy sống
-Đường truyền ra ví dụ dây thầ kinh bài tiết
-Cơ quan đáp ứng,ví dụ là tuyến nước bọt

 
H

hocgioi2013

Câu 3:
I - Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
- Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết.
- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ.
? Em hãy nêu cấu tạo của sợi cơ (Tế bào cơ)?
- Sợi cơ (tế bào cơ) là một tế bào dài khoảng 10- 12cm, có màng, tế bào chất và nhiều nhân.
- Trong tế bào chất có nhiều tơ cơ xếp xen kẽ với nhau.
- Tơ cơ gồm hai loại:
+ Tơ cơ dày: Có mấu sinh chất.
+ Tơ cơ mảnh: Trơn.
*
+ Bộ xương chia làm 3 phần: Xương đầu, Xương thân và xương chân,tay:
Xương đầu gồm xương mặt và xương sọ
Xương thân gồm: xương cột sống, xương ức và xương sườn
- Xương chân tay gồm:
xương chân gồm: xương đai hông, xương đùi, xương cẳng chân,xương bàn chân và xương các ngón chân.
Xương tay gồm: xương đai vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay và xương các ngón tay.
+Chức năng : - Tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể
- Làm chỗ bám cho các cơ
- Bảo vệ cho các bộ phận bên trong cơ thể
Câu 4:
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.
Gồm
Huyết cầu
Xem thêm: Công thức máu
Các thành phần hữu hình gồm:
Hồng cầu: chiếm khoảng 96%. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứa hemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ôxy.
Bạch cầu: chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiểu cầu: chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ.
Huyết tương[sửa]
Bài chi tiết: Huyết tương
Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết tương gồm:
Albumin
Các yếu tố đông máu
Các globulin miễn dịch (immunoglobulin) hay kháng thể (antibody)
Các hormone
Các protein khác
Các chất điện giải (chủ yếu là Natri và Clo, ngoài ra còn có can xi, kali, phosphate.
Các chất thải khác của cơ thể.
Trong cơ thể, dưới tác động của cơ tim, hệ thần kinh thực vật và các hormone, máu lưu thông không theo quy luật của lực trọng trường. Ví dụ não là cơ quan nằm cao nhất nhưng lại nhận lượng máu rất lớn (nếu tính theo khối lượng tổ chức não) so với bàn chân, đặc biệt là trong lúc lao động trí óc.
Ở người và các sinh vật sử dụng haemoglobin khác, máu được ôxy hóa có màu đỏ tươi (máu động mạch). Máu khử ôxy có màu đỏ bầm (máu tĩnh mạch).
 
S

sasani

5 Vai trò của hệ hô hấp và tiêu hóa đối với cơ thể sống
5.1 Vai trò của hệ hô hấp với cơ thể sống.

Hệ hô hấp có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể sống. Hệ hô hấp giúp cho quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Giúp cơ thể lấy O2 từ môi trường và thải ra CO2 đảm bảo cho quá trình sống của cơ thể con người.

5.2 Vai trò của hệ tiêu hoá với cơ thể sống.

Hệ tiêu hoá giúp cơ thể phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp từ thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản cơ thể dễ hấp thụ, tích luỹ năng lượng cung cấp cho quá trình sống.
 
Top Bottom