Sinh 9 đề cương ktr hk 2 sinh 9

chanyeollan3

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tư 2017
25
3
21
23
S.M Entaitemant
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

help me
1, phân tích tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu ? cho ví dụ ?
2, môi trg sống của sv là gì ? các nhto sthai của mt
3, Cá rô pi nước ta bị chết ở nhệt độ xuống dưới 5,6 độ C hoặc cao hơn 42 độ C và sinh sống tốt ở nhieejrt độ 30 độ C . hãy cho biết các giá trị ve nhiệt độ là 5,6 độ C ,42 độ C,30 độ Cđược gọi là gì ? khoảng cách giữa 2 giá trị 5,6 độ C và 42 độ C gọi là gì ?
4, 1 hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sau : cây cỏ , sâu ăn lá, chim ăn sâu, táo, diều hâu , hươu, gà , thỏ , hổ, vi sinh vật phân giải . hãy lập 3 chuỗi thức ăn và xác định các thành phần có trong hệ sinh thái đó ?
5, tác hại ô nhiễm mt là gì ? nêu các bp thực hện để hạn chế ô nhiễm mt ?
6, những hoạt động nào của cng gây ô nhiễm mt ? nêu các bp hạn chế ô nhiễm mt do hóa chất bảo ệ thực vật và chất độc hóa học,?
7, phân biệt sv biến nhiệt và sv hằng nhiệt ? ví dụ ?
8, trình bày các đặc điểm để phân biệt thực vật ưa sáng và thv ưa bóng ?
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Câu 1:
- Tài nguyên tái sinh (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v... . Cùng với nguồn tài nguyên đất và nước, Thực vật và Ðộng vật cũng là loại tài nguyên có khả năng tái sinh và có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người như cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, các hợp chất hóa học, lương thực và thực phẩm, bảo vệ sự trong lành của không khí, chống lại sự xói mòn đất đồng thời đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nữa. Do thế việc “trồng cây gây rừng”, “bảo vệ rừng” là cần thiết.
- Tài nguyên không tái sinh: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự khôi phục lại được, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản (than đá, dầu khí, các loại quặng … ở các vùng mỏ có thể cạn kiệt sau khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Câu 2:
  • Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.
  • Các nhân tố sinh thái của môi trường :
- Nhân tố vô sinh : Nước, đất, ánh sáng , ....
- Nhân tố hữu sinh :
+ Nhân tố con người :bón phân, cày xới đất, tỉa cành,...
+ Nhân tố các sinh vật khác : sâu rây hại lúa, vi rút H5N1 ( gây bệnh cúm gà ), rận ( kí sinh hại chó ),...
Câu 3:
- Nhiệt độ 5,6 độ C được gọi là điểm gây chết giới hạn dưới.
- Nhiệt độ 42 độ C được gọi là điểm gây chết giới hạn trên.
- Nhiệt độ 30 độ C được gọi là điểm thuận lợi.
- Khoảng cách giữa hai giá trị 5,6 độ C và 42 độ C được gọi là giới hạn chịu đựng.
Câu 5:
  • Những hoạt động sau của con người gây ô nhiễm môi trường :
- Ô nhiễm nguồn nước là nước có các chất độc hại hoặc do rác thải làm bẩn...
- Ô nhiễm trường đất là có quá nhiều chất hóa học đổ xuống đất, xác động vật chết phân hủy.
- Ô nhiễm không khí là do con người sản xuất công nghiệp thái ra các khí độc vào bầu khí quyển, con người sử dụng các phương tiện giao thông thải ra các chất thải không thân thiện với môi trường.
  • Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường :
- Không vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định
- Các nhà máy ngưng hoặc hạn chế lượng khí thải vào bầu khí quyển.
- Trồng nhiều cây xanh để có các mạch nước ngầm dự trữ, cây xanh cũng giúp điều hòa khí hậu và làm giảm tình trạng ô nhiễm.
- Mọi người nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt,, tàu ngầm, tàu điện ... , hạn chế đi các xe thải khí thải ra môi trường. - Khuyến khích mọi người đi xe đạp hoặc các phương tiện không gây ô nhiễm không khí nặng.
- Xác súc vật, động vật chết phải được xử lí, tốt nhất là người thì nên hỏa thiêu, còn các động vật khác thì nên cho vào một nơi để xử lí riêng.
Câu 6 :
  • Sinh vật hằng nhiệt là những loài vật luôn có nhiệt độ cơ thể ở mức nhất định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Ví dụ như ở người là 37 độ C.
  • Sinh vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể của cơ thể không ổn định khi nhiệt độ của môi trường thay đổi thì nó cũng thay đổi.
Ví dụ như lớp bó sát là động vật biến nhiệt chúng thường phải nằm phơi nắng để lấy lại nhiệt độ cơ thể.
Câu 7 :
Thực vật ưa sáng
  • Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.
  • Lá có tầng cu tin dày, mô giậu phát triển.
  • Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn ( khi mọc trong rừng).
  • Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
  • Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Thực vật ưa bóng
  • Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
  • Lá có mô giậu kém phát triển.
  • Chiều cao thân bị hạn chế.
  • Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
  • Điều tiết thoát hơi nước kém.
 
  • Like
Reactions: chanyeollan3
Top Bottom