Sinh 9 đề cương cuối kì 1

ngochuong0032@gmail.com

Học sinh
Thành viên
22 Tháng tư 2019
13
13
21
17
Bình Định
Trung học Cơ Sở Phường Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: Em có biết tại sao hiện nay ở một số nước châu Á có tình trạng nhiều người đàn ông không tìm được người phụ nữ để kết hôn? Tại sao nhà nước ta có quy định cấm việc lựa chọn giới tính trước khi sinh? Cơ sở khoa học của việc này là gì?
Câu 2: Câu hỏi tình huống: Hãy đóng vai em là một bác sĩ tư vấn bệnh di truyền học ở người. Vào một ngày, vợ chồng anh H đến gặp bạn để tư vấn về bệnh di truyền của gia đình. Anh H cho biết: anh có người mẹ bị bệnh bạch tạng nhưng sinh ra anh và chị gái đều không bị bệnh. Bên nhà vợ anh, có bố mẹ vợ đều bình thường nhưng lại sinh ra người em vợ bị bệnh và vợ anh bình thường.
a. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích cơ chế di truyền của bệnh bạch tạng.
b. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình vợ chồng anh H thể hiện sự di truyền của bệnh.
Câu 3: Bệnh máu khó đông do một gen nằm trên NST giới tính X quy định. Trong một gia đình bố và mẹ đều không mắc bệnh, có một người con trai mắc bệnh và một con gái không mắc bệnh. Người con gái này lớn lên lấy chồng không mắc bệnh, sinh được 2 cháu trai đều không mắc bệnh.
a. Vẽ sơ đồ phả hệ gia đình trên
b. Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định.
Câu 4: Cơ chế hình thành bệnh, tật di truyền ở người. Xác định bộ NST của bệnh nhân đao?
Mong mọi người giúp dùm em ạ ! :>(:(
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
Xin chào và chúc em buổi tối khỏe mạnh:>
Chị xin phép hỗ trợ đơn giản thôi he.


câu 1:
Hiện nay ở một số nước châu Á có tình trạng nhiều người đàn ông không tìm được người phụ nữ để kết hôn do mất cân bằng giới tính, tỉ lệ nam/ nữ quá lớn
Nhà nước ta có quy định cấm việc lựa chọn giới tính trước khi sinh để đảm bảo cân bằng giới tính
Cơ sở khoa học của việc này là tỉ lệ giới tính trong tự nhiên luôn xấp xỉ 1: 1
-> Nếu không bị can thiệp thì tỉ lệ trai gái sinh ra sẽ là 1: 1
=> Đảm bảo cân bằng giới tính

Câu 2:
a. Cơ chế di truyền của bệnh bạch tạng: do đột biến gen lặn nằm trên NST thường
- Xét nhà vợ anh H:
P bình thường sinh con bệnh
=> Bệnh do gen lặn
- Quy ước gen: A- bình thường a- bệnh
- Biện luận:
Nếu gen nằm trên Y -> người em có kiểu gen [TEX]XY^a[/TEX]
=> Bố có kiểu gen [TEX]XY^a[/TEX] (bệnh)
=> Trái giả thiết (loại)
Nếu gen nằm trên X -> người em có kiểu gen [TEX]X^aY[/TEX]
=> Người bố có kiểu gen [TEX]X^aY[/TEX] (bệnh)
=> Trái giả thiết (loại)
=> Gen nằm trên NST thường
b. Sơ đồ phả hệ của gia đình vợ chồng anh H thể hiện sự di truyền của bệnh.
Cái này thì em có thể tự vẽ ra rồi chị check cho nè^^

Câu 3:
Tương tự câu 2 ha.

Câu 4:
Cơ chế hình thành bệnh, tật di truyền ở người: do đột biến gen, đột biến NST
Xác định bộ NST của bệnh nhân đao: 2n+ 1= 47 NST

Còn gì băn khoăn thì cứ trao đổi nha^^.
Chúc em học tốt~
 
Top Bottom