Sử 7 đề cương câu hỏi lịch sử(lịch sử 7)

S

sohaigav

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề cương của mình.
Câu1:nguyên nhân dẫn đến phong trào tây sơn bùng nổ. Người lãnh đạo?. Địa bàn hoạt động
Câu2:nêu nguyên nhân diễn biến kết ? Kết quả của chiến thắg rạch gầm xoài mút.
Câu3:nêu diễn biến kết quả quang trung đại phá quân thanh?
Câu4:nhà nguyễn đã làm j để thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
Câu5:sự phát triển rực rỡ của văn học cuối tk 18 đầu tk 19?
Câu6:hạn chế về kinh tế và ngoại giao của nhà nguyễn?
P/s: T2 thi r m.n giúp với nha.<(").
 
Last edited by a moderator:
B

bm.stromray

Câu 1:Nguyên nhân:
+ Từ giữa thế kỉ XVIII , chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành , tự xưng “ quốc phó”, khét tiếng tham nhũng .
+ Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo ( An Khê- Gia Lai ), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa .
Câu 2:
* Diễn Biến:
- Giữa năm 1784, quân xiêm kéo vào Gia Định.
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại
bản doang tại Mỹ Tho, chọn khúc sông tiền từ Rạch Gầm đến
Xoài Mút làm trận đại quyết chiến.
- Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào
trận địa mai phục.
* Kết quả:
- Chiến thuyền của quân Xiêm bị tan tác hoặc bị đốt cháy.
- Nguyễn ánh thoát chết chạy sang Xiêm lu vong.
Câu 4:
1802 nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh Đô.
- 1086 Nguyễn Anh lên ngôi Hoàng Đế.
Tổ chức lại bộ máy chính quyền :
+Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
+ Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
-Pháp luật:1815 ban hành Luật Gia Long
-Quân đội : Quan tâm và củng cố quan đội, xây dựng thành thị vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
- Đối ngoại: Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng thuần phục nhà Thanh.
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn.
a. Nông nghiệp:
- Chú trọng khai hoang.
- Lập ấp, đồn điền tăng thêm diện tích canh tác. Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.

- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
b. Thủ công nghiệp.
- Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…
- Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…)
- Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.
c. Thương nghiệp:
- Nội thương:

+ Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ.
+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt làng phong phú.
- Ngoại thương:
+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế buôn bán với người phương tây.
 
S

scientists

Câu 6 :
*Những hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :

a) Nông nghiệp :
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
*Những hạn chế của ngoại giao thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
 
Top Bottom