Văn 10 Đề: Cảm nhận của em về sai lầm dẫn đến mất nước của vua ADV

hihihi25102006

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2021
8
5
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc(1). Hơn thế nữa, đây cũng là tác phẩm mang dấu ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc(2). Nhân vật vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước(3). Ông chính là khơi nguồn của mọi bi kịch đau thương sau này song ông cũng là một nạn nhân bị mắc mưu cao kế hiểm của quân nhà Triệu, cuối cùng đi tới thảm cảnh mất nước(4). An Dương Vương đã mắc một sai lầm lớn không thể cứu vãn là nhận lời cầu hòa của Triệu Đà và gả Mị Châu cho Trọng Thủy(5). Sai lầm này của ông khiến em rất bất bình và không khỏi tự hỏi vì sao một vị vua anh minh lại có thể mất cảnh giác trước địch mà dễ dàng rơi vào bẫy đến thế?(6) Em cảm nhận được tình yêu thương ông dành cho cô con gái duy nhất của mình, mong muốn con mình hạnh phúc nhưng lại đến mức mù quáng, mà đâu hay biết rằng chính tình yêu ấy sau này đã giết chết Mị Châu và đem cơ đồ ông gầy dựng đổ sông đổ biển(7). Thật đau đớn thay!(8) Sai lầm lại nối tiếp những sai lầm, một vị vua sáng suốt như An Dương Vương lại không chút do dự đồng ý cho Trọng Thủy ở rể, vô tình bao che cho Mị Châu tiết lộ bí mật quốc gia, vô tình “cõng rắn cắn gà nhà”(9). Dưới cương vị là một nhà vua cai trị đất nước, ông phải luôn coi mệnh nước là quan trọng hơn hết nhưng vì hạnh phúc cá nhân, An Dương Vương vẫn chưa tỉnh thức được những quyết định của ông đã dẫn đến mọi bi kịch đau thương sau này(10). Đây chính là sai lầm lớn nhất khiến em vô cùng thất vọng và tức giận khi ông không hề nghi ngờ mà lại có thể tin tưởng vào kẻ đã từng xâm chiếm nước mình(11). Tới khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?” và chính sự mất cảnh giác trước thế lực thù địch trong phút chốc khiến đất nước rơi vào bi kịch đô hộ(12). Sự bình tĩnh, ung dung của ông trước nguy cơ nước mất nhà tan, sự ỷ lại vào nỏ thần đã đem cho ông một cái kết đau thương khiến em vừa tức giận vừa cảm thấy tiếc nuối cho vị vua đầy tài năng(13). Ông có tài nhưng lại quá ngây thơ mà tin vào địch, chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại, khiến em thất vọng nhưng cũng không thể trách(14). Trách ông vì quá yêu thương con gái mình hay trách ông đã rơi vào mưu kế địch mà không hay biết ư?(15). Ở cuối tác phẩm, một lần nữa An Dương Vương lai thiếu lí trí khi không nhận ra người thân cận nhất bên mình – công chúa Mị Châu đang “vẽ đường” cho quân Triệu Đà “đuổi cùng diệt tận”(16). Tóm lại, với truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, cha ông ta đã thông qua hình tượng nhân vật vua An Dương Vương và những sai lầm trong việc cai trị đất nươc để răn dạy bài học sâu sắc cho tầng lớp cai trị nói riêng và con người nói chung rằng: bất kì việc gì, ngay cả trong tình cảm, cần phải xuy xét bằng cả trái tim và lí trí (17). Bi kịch gia đình, bi kịch của một quốc gia dân tộc “ trái tim lầm chỗ để trên đầu, nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” đến nay vẫn là những bài học vô giá cho bất kì ai.


Mọi người góp ý giúp em với ạ, đây là bài biểu cảm về công lao An Dương Vương mà em không biết thế này đã ổn chưa. Cảm phiển mọi người tốn ít thời gian góp ý giúp em với, em cảm ơn ạ.
 
  • Like
Reactions: Bùi Nhi

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
mọi người ơi em nhầm rùi, này là về sai lầm của ADV nha.
Mình đã đọc và đưa ra các ý kiến như sau nha ^^
Những câu sau bạn có thể cân nhắc sửa chửa cho phù hợp nhé
một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc(1) => tác phẩm là sự đan xen hài hòa giữa những dữ kiện lịch sử có thật cùng những yếu tố hoang đường hư cấu.
• . Nhân vật vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước(3)Ông chính là khơi nguồn của mọi bi kịch đau thương sau này song ông cũng là một nạn nhân bị mắc mưu cao kế hiểm của quân nhà Triệu, cuối cùng đi tới thảm cảnh mất nước(4) => trong đó, An Dương Vương được xem là nhân vật then chốt của cả câu chuyện, là hình tượng nhân vật đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, cùng thái độ khâm phục, kính trọng và biết ơn đối với một vị vua đã tận tâm vì dân vì nước. Nhưng ông cũng chính là khởi nguồn cho tấn bi kịch lịch sử nước mất nhà tan, và cũng chính là nguyên nhân gián tiếp làm nên sự sụp đỗ của nhà nước Âu Lạc.
•An Dương Vương đã mắc một sai lầm lớn không thể cứu vãn là nhận lời cầu hòa của Triệu Đà và gả Mị Châu cho Trọng Thủy(5). Sai lầm này của ông khiến em rất bất bình và không khỏi tự hỏi vì sao một vị vua anh minh lại có thể mất cảnh giác trước địch mà dễ dàng rơi vào bẫy đến thế?(6) => Sau chiến thắng vẻ vang trước quân giặc Triệu Đà, An Dương Vương dường như đã dần mất đi sự cẩn trọng, phòng ngự vốn có trước mưu đồ của kẻ thù. Ông chẳng những đồng ý kết giao, hòa hoãn với quân giặc mà còn gã con gái của mình là Mị Châu cho Trọng Thủy con trai của Triệu Đà. Một quyết định sai lầm, không những khiến bản thân ông hối hận cả đời mà còn khiến bao tâm huyết của ông cũng hoàn toàn bị hủy hoại.
•Em cảm nhận được tình yêu thương ông dành cho cô con gái duy nhất của mình, mong muốn con mình hạnh phúc nhưng lại đến mức mù quáng, mà đâu hay biết rằng chính tình yêu ấy sau này đã giết chết Mị Châu và đem cơ đồ ông gầy dựng đổ sông đổ biển:=> Câu này tạm thời lượt bỏ em nhea, để đây không phù hợp
•Ông có tài nhưng lại quá ngây thơ mà tin vào địch, chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại, khiến em thất vọng nhưng cũng không thể trách(14). Trách ông vì quá yêu thương con gái mình hay trách ông đã rơi vào mưu kế địch mà không hay biết ư?(15). Trách ông vì quá yêu thương con gái mình hay trách ông đã rơi vào mưu kế địch mà không hay biết ư?(15) => An Dương Vương quả thật là một vị vua tài trí anh minh, nhưng chính những chiến thắng và danh tiếng lẩy lừng đã khiến ông tưởng trừng như đã hoàn toàn ngủ quên trong vinh quang của ngày đại thắng, mà phất lờ đi tất cả những hiểm nguy những mưu mô thâm độc của quân thù, để rồi khiến những tâm huyết mà bản thân cả đời gầy dựng lại đến hồi đỗ sông đỗ bể.
• Câu này bắt buộc phải sửa :Ở cuối tác phẩm, một lần nữa An Dương Vương lai thiếu lí trí khi không nhận ra người thân cận nhất bên mình – công chúa Mị Châu đang “vẽ đường” cho quân Triệu Đà “đuổi cùng diệt tận”(16). => Ở đây là ther hiện sự công tư phân minh, rõ ràng và rạch ròi của An Dương Vương giữa việc chung và việc riêng giữa việc nhà và việc nước. Đó như một cách chuộc lại phần nào những lỗi lầm của mình.
Phân tích thêm chi tiết rẻ nước xuống biển : Dù phạm phải những sai lầm không thể tha thứ nhưng với những đóng góp to lớn của mình, An Dương Vương vẫn được nhân dân tôn sùng và kính trọng
Bạn tham khảo bài làm
Chúc bạn học tốt
https://diendan.hocmai.vn/threads/kien-thuc-trong-tam-cac-tac-pham-lop-10.828324/
 
Last edited:
Top Bottom