[Đề 8] Câu 1-> 10

H

hazamakuroo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Câu 1: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, người ta không dựa vào
A. Các bằng chứng phôi sinh học
B. Sự so sánh các cơ quan tương đồng
C. Các bằng chứng sinh học phân tử
D. Sự so sánh các cơ quan tương tự

Câu 2: Một khu vườn thí nghiệm trồng 50 cây ớt chuông có 25 cây có kiểu gen dị hợp, số con lại la đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thi đến thế hệ F4 tỉ lệ kiểu gen la bao nhiêu?
A. 25% AA: 50% Aa: 25% aaB.
B. 98,4375% AA: 1,5625% Aa: 23,4375% aa.
C. 73,3475% AA: 3,125% Aa: 23,4375% aa
D. 49,21875% AA: 1,5625% Aa: 49,21875% aa

Câu 3: Ở ruồi giấm, alen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; alen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh ngắn. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ(P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh ngắn, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1
là :
A. 60,0%. B. 7,5%. C. 45,0%. D. 30,0%.

Câu 4: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxoom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxoon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (3).

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
C. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,… hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
D. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Câu 6: Mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Giả định trong phép lai AaBb x aabb, xác suất gặp con lai biểu hiện 1 tính trạng trội là bao nhiêu?
A. 25%; B. 75%. C. 50%; D. 0%;

Câu 7: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Gen trội A quy định mắt màu đỏ, alen lặn a quy định mắt màu trắng. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Nếu thế hệ F1 xuất hiện đồng thời cả ruồi cái mắt màu đỏ và ruồi cái mắt màu trắng thì kiểu gen của bố, mẹ có thể là
A. [TEX]X^AY[/TEX] và [TEX]X^AX^a[/TEX].
B. [TEX]X^AY[/TEX] và [TEX]X^aX^a. [/TEX]
C. [TEX]X^aY[/TEX] và [TEX]X^AX^a[/TEX].
D. [TEX]X^aY[/TEX] và [TEX]X^aX^a[/TEX].

Câu 8: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A: 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A: 0,3a; Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a
D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

Câu 9: : Một gen dài 5100 [TEX]A^o[/TEX] và có 3900 liên kết hiđrô nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do mỗi loại cần môi trường nội bào cung cấp là:
A. A=T= 5600; G=X= 1600.
B. A=T= 4200; G=X= 6300.
C. A=T= 2100; G = X= 600.
D. A=T= 4200; G = X = 1200.

Câu 10: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình
( A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A -bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình ( A-bbD- ) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 1: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, người ta không dựa vào
A. Các bằng chứng phôi sinh học
B. Sự so sánh các cơ quan tương đồng
C. Các bằng chứng sinh học phân tử
D. Sự so sánh các cơ quan tương tự

Câu 2: Một khu vườn thí nghiệm trồng 50 cây ớt chuông có 25 cây có kiểu gen dị hợp, số con lại la đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thi đến thế hệ F4 tỉ lệ kiểu gen la bao nhiêu?
A. 25% AA: 50% Aa: 25% aaB.
B. 98,4375% AA: 1,5625% Aa: 23,4375% aa.
C. 73,3475% AA: 3,125% Aa: 23,4375% aa
D. 49,21875% AA: 1,5625% Aa: 49,21875% aa
Câu 3: Ở ruồi giấm, alen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; alen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh ngắn. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ(P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh ngắn, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1
là :
A. 60,0%. B. 7,5%. C. 45,0%. D. 30,0%.
Thân đen, cánh ngắn=2,5%.4=10%
=> bv=20%
=> BV=bv=20% và Bv=bV=30%
=> Thân xám cánh dài=60%
=> Thân xám cánh dài mắt đỏ=60%.0,75=45%
Câu 4: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxoom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxoon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (3).

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
C. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,… hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
D. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Câu 6: Mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Giả định trong phép lai AaBb x aabb, xác suất gặp con lai biểu hiện 1 tính trạng trội là bao nhiêu?
A. 25%; B. 75%. C. 50%; D. 0%;
0,5.0,5.2=50%
Câu 7: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Gen trội A quy định mắt màu đỏ, alen lặn a quy định mắt màu trắng. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Nếu thế hệ F1 xuất hiện đồng thời cả ruồi cái mắt màu đỏ và ruồi cái mắt màu trắng thì kiểu gen của bố, mẹ có thể là
A. X^AY và X^AX^a.
B. X^AY và X^aX^a.
C. X^aY và X^AX^a.
D. X^aY và X^aX^a.

Câu 8: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A: 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A: 0,3a; Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a
D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

Câu 9: : Một gen dài 5100 A^o và có 3900 liên kết hiđrô nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do mỗi loại cần môi trường nội bào cung cấp là:
A. A=T= 5600; G=X= 1600.
B. A=T= 4200; G=X= 6300.
C. A=T= 2100; G = X= 600.
D. A=T= 4200; G = X = 1200.
A+G=1500
2A+3G=3900
=> A=T=600
G=X=900
Nhân đôi 3 lần=> nhân 2^3-1
Câu 10: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình
( A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A -bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình ( A-bbD- ) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
 
H

hazamakuroo

Trả lời của anh drthanhnam là đáp án nha !
---------------------------------------------------------------
 
H

hazamakuroo

Đáp án các bạn xem tại đây !

Trong đáp án có một số câu theo tôi đáp án có vấn đề !
các bạn load về xem giúp mình nha !
Mã đề 485
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom