[Đề 7] Câu 1-10

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 2 . Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lí thuyết là
A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 75%.

Câu 3: : Cho các phương pháp tạo giống tiến hành ở thực vật:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Cho thụ phấn khác loài kết hợp gây đột biến đa bội hoá.
(3) Dung hợp tế bào trần khác loài. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp tạo ra giống mới có độ thuần chủng cao nhất là:
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (1), (4).

Câu 4 . Tần số kiểu gien của quần thể biến đổi theo nhiều hướng thích nghi với những điều kiện sống khác nhau không đồng nhất sau đó tần số alen ở mỗi hướng được bảo tồn ổn định làm cho quần thể bị phân hóa thành nhiều kiểu hình là kết quả của quá trình:
A. Chọn lọc vận động B. Cách ly C. Chọn lọc phân hóa D. Chọn lọc ổn định

Câu 5. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình
A - B - D - là:
A. 56,25%. B. 37,5%. C. 28,125%. D. 12,5%.

Câu 6: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 7. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:
A. Là quá trình hình thành loài mới.
B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài.
C. Là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

Câu 8: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,0075%. C. 0,9925%. D. 0,9975%.

Câu 9. Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Kích thước quần thể nhỏ.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4). B. (1), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).


Câu 10. Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
A. Trong nhân đối với mARN, còn tARN và rARN được tổng hợp ở ngoài nhân
B. Trong nhân đối với tARN, còn mARN và rARN được tổng hợp ở ngoài nhân
C.Theo nguyên tắc bổ sung dựa trên một mạch của gen có chiều 3’-5’
D. Theo nguyên tắc bổ sung dựa trên hai mạch của gen có chiều 3’-5’
 
D

drthanhnam

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 2 . Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lí thuyết là
A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 75%.
A-=0,64=> aa=0,36
=> q(a)=0,6 => p(A)=0,4
=> Tỉ lệ : 2pq/(p^2+2pq)=0,75

Câu 3: : Cho các phương pháp tạo giống tiến hành ở thực vật:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Cho thụ phấn khác loài kết hợp gây đột biến đa bội hoá.
(3) Dung hợp tế bào trần khác loài. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp tạo ra giống mới có độ thuần chủng cao nhất là:
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (1), (4).

Câu 4 . Tần số kiểu gien của quần thể biến đổi theo nhiều hướng thích nghi với những điều kiện sống khác nhau không đồng nhất sau đó tần số alen ở mỗi hướng được bảo tồn ổn định làm cho quần thể bị phân hóa thành nhiều kiểu hình là kết quả của quá trình:
A. Chọn lọc vận động B. Cách ly C. Chọn lọc phân hóa D. Chọn lọc ổn định

Câu 5. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình
A - B - D - là:
A. 56,25%. B. 37,5%. C. 28,125%. D. 12,5%.
0,75.0,5.0,75=28,125%
Câu 6: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 7. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:
A. Là quá trình hình thành loài mới.
B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài.
C. Là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.
Tiến hoá lớn=> Các lớp phân loại trên loài.
Câu 8: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,0075%. C. 0,9925%. D. 0,9975%.
0,01.0,01.0,75=0,0075%
Câu trên nghĩa là tần số Aa/ (Aa+ AA)=1/100

Câu 9. Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Kích thước quần thể nhỏ.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4). B. (1), (4).C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).


Câu 10. Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
A. Trong nhân đối với mARN, còn tARN và rARN được tổng hợp ở ngoài nhân
B. Trong nhân đối với tARN, còn mARN và rARN được tổng hợp ở ngoài nhân
C.Theo nguyên tắc bổ sung dựa trên một mạch của gen có chiều 3’-5’
D. Theo nguyên tắc bổ sung dựa trên hai mạch của gen có chiều 3’-5’
 
Last edited by a moderator:
R

rainbridge

Câu 7. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:
A. Là quá trình hình thành loài mới.
B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài.
C. Là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.
theo mình câu C mới đúng (có nguyên văn trong sgk nâng cao, phẩy 1 phát rồi mới tới "đưa đến hình thành loài mới")
mình nghĩ câu A là "kết quả" của tiến hóa nhỏ thì đúng hơn là "thực chất" của tiến hóa nhỏ


Câu 8: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,0075%. C. 0,9925%. D. 0,9975%.

ta có tỉ lệ 99AA:1Aa
vợ chồng da bình thường thì KG có thể là AA hoặc Aa
để cặp vc da bình thường sinh con bệnh thì KG của họ: Aa x Aa---> con aa
0,01.0,01.0,25=0,000025
vậy vc bt sinh con bt: 1-0,000025=0,999975
ko thấy đáp án :confused:


Câu 9. Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Kích thước quần thể nhỏ.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4). B. (1), (4).C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể, vốn gen bao gồm những KG riêng biệt...
Biến động di truyền và Chọn lọc tự nhiên thì rõ rồi
Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng đồng hợp, tạo điều kiện cho alen lặn biểu hiện KH---> có thể gây hại, làm nghèo vốn gen
Kích thước quần thể nhỏ cũng dễ dẫn tới giao phối ko ngẫu nhiên, nhưng mình nghĩ câu nhân tố giao phối ko ngẫu nhiên là sát hơn


các câu còn lại đồng ý với đê rờ :D
 
D

drthanhnam

Ừ nhể, hôm nay đầu óc để đi đâu vậy nhỉ ^^
Không được tập trung cho lắm.
Thanks rên-rết
 
Top Bottom