Văn 9 Đề 5

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Viết 1 bài văn ngắn bàn luận ý kiến sau:"trải nghiệm bạn có được khi theo đuổi đam mê quan trọng hơn thành tựu".
Câu 2: Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
(Ngữ Văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục , 2005)
Qua đoạn trích "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu 1: Viết 1 bài văn ngắn bàn luận ý kiến sau:"trải nghiệm bạn có được khi theo đuổi đam mê quan trọng hơn thành tựu".
Câu 2: Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
(Ngữ Văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục , 2005)
Qua đoạn trích "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 1:
I.Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: trong cuộc sống có biết bao thành tựu sáng giá. Nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao bạn chưa đạt được những điều đó?
- Nêu vấn đề nghị luận: sự thấu hiểu, theo đuổi đam mê của bản thân
- Trích nhận định

II.Thân bài:
1." Trải nghiệm là gì?
Trải nghiệm là tổng hợp những tri thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với những sự vật, sự kiện.

– Trải nghiệm là thành quả giá trị không chỉ để chúng ta học tập mà còn là những khám phá thú vị để ta trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

– Trải nghiệm không chỉ là việc khám phá một mảnh đất mới, thưởng ngoạn một danh thắng mà còn là cơ hội để chúng ta học tập, tích lũy thêm những kinh nghiệm, rèn luyện những kĩ năng cần thiết

2. "Thành tựu" là gì?
- Kết quả ý nghĩa nhận được sau một thời gian làm việc, quá trình lao động
- Thành tựu là "chất xúc tác" để con người hướng theo, làm đích đến của một thử thách mà con người theo đuổi một điều gì đó

3. "Đam mê" là gì?
- Đam mê khác với ước mơ hay hi vọng
- Là sự theo đuổi khát khao, ước mơ, là mục tiêu đã ý thức được và dần chuyển nó thành hành động thực tiễn

4. Vấn đề:
- Con người chỉ biết đua đòi theo các thành tựu xa xỉ, mà không nhận thức được nó là gì, tại sao có nó hay cách đạt được điều đó.
- Con người chìm trong những ảo mộng, không thực tế, không biết mình yêu thích, đam mê gì
- Con người không có "đam mê", không biết mình đam mê điều gì -> chỉ biết chạy đua với những trải nghiệm "mơ hồ", nó không thuộc hoặc bản thân chưa có kiến thức, sự am hiểu, và quan trọng hơn hết là mình có yêu thích điều đó hay không -> nhận lấy thất bại
=> Mỗi người cần xác định cho mình một đam mê rõ ràng, phải biết mình thích thứ gì, và cách thực hiện nó thành hiện thực thì lúc đó "thành tựu" những kết quả xứng đáng sẽ đến với bạn.

5. Dẫn chứng: Vd như vấn nạn học sinh, sinh viên không biết mình nên thi bang nào cho thích hợp hay xác định sai mục tiêu
+Do không định hướng mục tiêu
+Do không có sự tư vấn từ phụ huynh, người thân, thầy cô, bạn bè,... -> vì họ đủ thân thiết, gần gũi và gợi ý giúp bạn xác định mục tiêu cho tương lai
+Do bị phụ huynh ràng buộc theo ý thích của họ
+...
=> Ai trong chúng ta, cũng có một tài lẽ riêng, đừng nói "không có" để rồi đânh mất niềm tin, hi vọng, sự đam mê và lỡ mất những thành tựu phía trước, chỉ đơn giản là bạn chưa biết khai thác nó đúng cách mà thôi

III.Kết bài:
-Khẳng định lại câu nói
-Liên hệ bản thân: mong ước, hi vọng, nhắn nhủ,...
___________________________________
Câu 2:
I.Mở bài:
- Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

- Giới thiệu tình huống truyện đặc sắc, giàu kịch tính và đậm chất thơ qua đó thấy được tài năng viết truyện của nhà văn cũng vai trò của tình huống truyện đối với việc thể hiện tư tưởng tác phẩm

II.Thân bài:
- Tình huống truyện là tình thế của câu chuyện, là cảnh huống chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột hoặc tiềm tàng để cốt truyện diễn biến, phát triển nhân vật bộc lộ tính cách

1. Nội dung tình huống truyện
+ Ông Sáu nóng lòng muốn nhận con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba chỉ vì vết thẹo trên má mãi tới khi mọi người chuẩn bị trở lại chiến trường miền Đông thì bé Thu mới chịu nhận ba

+ Ở chiến trường vì thương nhớ con ông Sáu đã làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh

- Đặc điểm tình huống truyện Chiếc lược ngà

+ Giàu kịch tính: gây bất ngờ, tò mò cho người đọc

+ Giàu chất thơ: có cảm xúc, sức lay động lòng người

2. Phân tích, chứng minh
* Kịch tính trong tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu đầy bất ngờ khi bé Thu không nhận ba

+ Mọi nỗ lực của ông Sáu trong những ngày ở nhà không thể thay đổi được thái độ của bé Thu đối với mình

- Trước khi ông Sáu đi thật bất ngờ bé Thu lúc này lại thét lên “Ba…a…a…ba!”nhận ông Sáu là ba

- Trở lại chiến khu miền Đông, tất cả tình yêu thương ông Sáu dồn vào làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh

+ Trước khi hy sinh ông Sáu trao lại cây lược ngà cho bác Ba- người đồng đội thân thiết cũng là người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu

→ Tình huống chuyện liên tục thay đổi tạo kịch tính, bất ngờ, gây xúc động cho người đọc

* Chất thơ thể hiện

- Tình huống truyện cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu giàu chất thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt, xúc động của tình cha con

+ Hình ảnh ông Sáu vội vàng trong hành động, bối rối trong lời nói với con khiến người đọc cảm thấy cảm động

+ Khi đứa con không nhận ông Sáu là cha, sự thất vọng của ông Sáu lại khiến người đọc thấy xót thương

- Đoạn miêu tả cảnh cha con ông Sáu từ biệt giàu cảm xúc đặc biệt là thái độ của của bé Thu dành cho cha lay động lòng người ( Nhìn thấy cảnh ấy bà con xung quanh không có ai cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như nắm lấy trái tim tôi”)

- Tình huống ông Sáu làm cây lược ngà và trao lại trước khihy sinh là điểm nhấn cho giai điệu về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh

+ Khi trở lại chiến trường, ông Sáu dốc tâm sức làm cho con chiếc lược bằng tất cả nỗi nhớ mong, tình yêu thương và cả niềm ân hận

+ Chiếc lược trở thành biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp

+ Tình huống truyện toát lên tình cảm, cảm xúc mãnh liệt tinh tế, tạo chất thơ cho thiên truyện này

III.Kết bài:
- Truyện ngắn thành công khi xây dựng tình huống truyện bất ngờ, giàu kịch tính trong diễn biến truyện, gợi lên nhiều cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc

- Tình huống truyện góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm: Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
 
  • Like
Reactions: thienabc
Top Bottom