[Đề 15]Câu 41 - 50

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 41: Cho các khâu sau:
1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.
6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là
A. 2,4,1,3,5,6. B. 1,2,3,4,5,6. C. 2,4,1,3,6,5. D. 2,4,1,5,3,6.

Câu 42: Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng, nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt là
A. do đột biến gen hoặc đột biến NST. B. điều kiện gieo trồng không thích hợp.
C. do thường biến hoặc đột biến. D. do biến dị tổ hợp hoặc thường biến.

Câu 43: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau
1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Quy trình tạo giống theo thứ tự
A. 1,3,4,2. B. 1,2,3,4. C. 1,3,2,4. D. 2,3,4,1.

Câu 44: Ở người, bệnh bạch tạng do một alen đột biến lặn. Những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hai vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Có thể giải thích cơ sở của hiện tượng trên như sau
A. do đột biến nhiễm sắc thể làm mất đoạn chứa alen bạch tạng nên con bình thường.
B. đã có sự đột biến gen lặn thành gen trội nên cho con không bị bệnh.
C. do môi trường không thích hợp nên thể đột biến không biểu hiện bạch tạng.
D. gen bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên đã tương tác gen cho con bình thường.

Câu 45: Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ
1. không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
2. có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
3. không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng.
4. có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
Tổ hợp đáp án đúng là
A. 1 B. 3. C. 1,3. D. 2,4.

Câu 46: Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là
A. 40%. B. 18%. C. 36%. D. 36% hoặc 40%.

Câu 47: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?
A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.

Câu 48: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen?
A. Cách li tập tính. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí.

Câu 49: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể?
A. 1,2,4,5. B. 4, 5, 6, 8. C. 1, 3, 7, 9. D. 1, 4, 7 và 8.

Câu 50: Khi nghiên cứu địa điểm phát sinh loài người, nhiều ý kiến ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác. Các nhà khoa học đã dựa vào các nghiên cứu về ADN ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y, vì
A. Hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y có tốc độ đột biến cao hơn so với vùng tương đồng trên các NST thường, nên phù hợp hơn cho các nghiên cứu tiến hoá ở các loài gần gũi.
B. Đây là các vùng ADN thường không xảy ra trao đổi chéo và biến dị tổ hợp qua thụ tinh. Vì vậy, hầu hết mọi biến đổi đều do đột biến sinh ra; điều này giúp ước lượng chính xác thời điểm phát sinh các chủng tộc và loài.
C. Đây là các vùng thuộc hệ gen di truyền theo dòng mẹ và dòng bố, nên dễ dàng theo dõi và phân tích ở từng giới tính đực và cái.
D. Vùng ADN tương đồng trên các NST thường kích thước rất lớn, nên rất khó nhân dòng và phân tích hơn so với ADN ti thể và NST Y.
 
D

drthanhnam

Câu 41: Cho các khâu sau:
1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.
6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là
A. 2,4,1,3,5,6. B. 1,2,3,4,5,6. C. 2,4,1,3,6,5. D. 2,4,1,5,3,6.

Câu 42: Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng, nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt là
A. do đột biến gen hoặc đột biến NST. B. điều kiện gieo trồng không thích hợp.
C. do thường biến hoặc đột biến. D. do biến dị tổ hợp hoặc thường biến.

Câu 43: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau
1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Quy trình tạo giống theo thứ tự
A. 1,3,4,2. B. 1,2,3,4. C. 1,3,2,4. D. 2,3,4,1.

Câu 44: Ở người, bệnh bạch tạng do một alen đột biến lặn. Những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hai vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Có thể giải thích cơ sở của hiện tượng trên như sau
A. do đột biến nhiễm sắc thể làm mất đoạn chứa alen bạch tạng nên con bình thường.
B. đã có sự đột biến gen lặn thành gen trội nên cho con không bị bệnh.
C. do môi trường không thích hợp nên thể đột biến không biểu hiện bạch tạng.
D. gen bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên đã tương tác gen cho con bình thường.

Câu 45: Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ
1. không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
2. có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
3. không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng.
4. có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
Tổ hợp đáp án đúng là
A. 1 B. 3. C. 1,3. D. 2,4.

Câu 46: Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là
A. 40%. B. 18%. C. 36%. D. 36% hoặc 40%.
ab/ab=9%=> ab=AB=18% <25%
=> f=36%

Câu 47: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?
A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.

Câu 48: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen?
A. Cách li tập tính. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí.
Câu 49: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể?
A. 1,2,4,5. B. 4, 5, 6, 8. C. 1, 3, 7, 9. D. 1, 4, 7 và 8.

Câu 50: Khi nghiên cứu địa điểm phát sinh loài người, nhiều ý kiến ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác. Các nhà khoa học đã dựa vào các nghiên cứu về ADN ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y, vì
A. Hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y có tốc độ đột biến cao hơn so với vùng tương đồng trên các NST thường, nên phù hợp hơn cho các nghiên cứu tiến hoá ở các loài gần gũi.
B. Đây là các vùng ADN thường không xảy ra trao đổi chéo và biến dị tổ hợp qua thụ tinh. Vì vậy, hầu hết mọi biến đổi đều do đột biến sinh ra; điều này giúp ước lượng chính xác thời điểm phát sinh các chủng tộc và loài.
C. Đây là các vùng thuộc hệ gen di truyền theo dòng mẹ và dòng bố, nên dễ dàng theo dõi và phân tích ở từng giới tính đực và cái.
D. Vùng ADN tương đồng trên các NST thường kích thước rất lớn, nên rất khó nhân dòng và phân tích hơn so với ADN ti thể và NST Y.
 
Top Bottom