đây thôn Vĩ Dạ

C

conan99

1)phân tích bài đây thôn vĩ dạ và nêu các nội dung nghệ thuật của tác phẩm
2) khổ thơ nào đậm chất chữ tình nhất ,tại sao lại như vạy nó thể hiện ở điều gì?
 
F

freakie_fuckie

@Conan : Trữ tình bạn mình ạ :|
Đề 2 bạn cung cấp thì hiếm lúc có lắm :)) Đây thôn vĩ dạ là một khói tâm trạng thống nhât mà :) Chẳng thằng viết sách nào đủ dại để chặt thi phẩm ra thành từng khúc rồi bảo thằng học phân tích đâu @.@
Mà nếu trữ tình nhất thì chắc là đoạn cuối :( Mà đoạn cuối thì lại liên hệ mật thiết với các đoạn trên, kể cũng lằng nhằng :))


Với Đây thôn vĩ dạ thì có dạng đề phân tích bản tốc ký tâm trạng của nhân vật trữ tình khá hay =)) Nếu mà viết bài văn thì có lẽ ôn đề ý hay đấy :))

BTGs,
 
F

freakie_fuckie

Re.

Jay_chou: Bạn thử đi theo hướng này thử xem :p

1. Hoàn cảnh sáng tác:


Theo ông Quách Tấn, người bạn chí thân và đồng thời cũng là người hiểu khá rõ về nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì bài thơ này, tức bài Đây thôn Vĩ Dạ đước sáng tác vào năm 1939, ngay sau khi tác giả nhận được một bức bưu ảnh, một "phiến phong cảnh" kèm với lời hỏi thăm sức khỏe của cô Hoàng Cúc - cố nhân, người êu cũ của Hàn. Chính lời hỏi thăm của người con gái ấy đã khiến tứ thơ vụt sáng trong đầu thi nhân, trong lúc thi nhân đang lâm vào nghịch cảnh, thời điểm bi đát nhất của cuộc đời mình.

2. Đường đi của phức cảm.

Bài thơ được Hàn chia thành ba đoạn, mỗi đoạn là một cung bực cảm xúc song đều bị chi phối bởi một sắc màu phức cảm nhất định.

Đoạn thơ 1:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt trữ điền

Âm điệu, giọng thơ từ những vần đầu của thi phẩm là một phần vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ quyết định âm hưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ hành trình cảm xúc của tác phẩm. Về những đoạn sau, âm hưởng, nhạc điệu của bài thơ có đa dạng, biến hóa hơn lúc đầu thế nào đi nữa thì ý thức thơ và tư duy thơ của người đọc cũng như của nhân vật trữ tình hay của tác giả vẫn bị ảnh hưởng, chi phối mạnh bởi cấu thanh ấy. Thế nên bạn nên phân tích kỹ khổ thơ này, không chỉ về mặt nội dung mà còn về mặt thanh điệu.

Cảm xúc chính:

Quá khứ sống dậy trong miền nhớ. Cảm xúc chính của nhân vật trữ tình ở đây là xao xuyến, bâng khuâng, nhớ nhung da diết.


Đoạn thơ 2:


Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay?


Bạn tham khảo thử cái này, tớ viết hồi lâu r` à, sơ sài nhưng có lẽ đủ ý, chưa kịp đọc lại :D


Câu thơ lắng lại trong một nội lực phù sa xúc cảm đầy mạnh mẽ, nỗi buồn tung phá nhuốm trên từng con chữ vần thơ, mặc cảm chia lìa, dáng dấp của một nỗi sầu chia ly tan tác quyết định cái tôi của Mặc Tử, và đổ bóng xuống cảm quan không gian, nó dựng lên bối cảnh tương quan trong Đây thôn Vĩ Dạ, thiên nhiên trong thơ bị chi phối bởi tâm trạng con người, nó là một thực tại cô đơn, phiêu tán : gió bay đi, mây trôi đi, sông cũng lặng lờ buồn thiu chảy về miền xa vắng – cái hiện thực, cảnh tượng ấy ám ảnh một cái nhìn khác đời, ngang trái và trớ trêu: gió mây, hai vật thể gắn chặt ấy làm sao có thể rách rời (gió thổi mây bay, mây không thể tự nhiên mà di chuyển được, mây và gió cũng không thể đi ngược hai luồng), nếu nhìn qua lăng kính của đôi mắt không thôi, thì Hàn Mặc Tử chắc chắn không thể viết nên những vần thơ như thế, khung cảnh thiên nhiên đã được Tử ghi lại bằng rung cảm tâm hồn đầy “mặc cảm”, và, “mặc cảm ấy đã chia lìa những thứ tưởng không thể chia lìa”. Dòng nước hồn nhiên, vô tư kia cũng trở nên buồn bã. Dòng nước ấy vừa như mang sẵn một mạch buồn vô hạn, vừa như bị chia phôi nỗi sầu từ gió, từ mây. Bức tranh ấy không hẳn là bức tranh tĩnh vật, khung cảnh trong tranh vẫn đang ngầm chuyển động (hoa bắp lay), song, sự chuyển động ấy cũng không làm khung cảnh ấy vui lên, sống động lên; tranh có hoa, song, cũng chỉ là hoa bắp –một thứ hoa vô sắc vô hương, buồn bã, vô tình. Động từ lay là một động từ “trung tính”, thế nhưng, đặt từ ngữ ấy vào bối cảnh bài thơ, sao mà buồn bã, thê thiết thế:. Hàn Mặc Tử nhìn hoa bắp chỉ cảm nhận được được sự ly biệt, phiêu tán, rời xa : gió, mây, dòng nước đã đi hết rồi, chỉ còn hoa bắp là không thể tự mình di chuển được, cái “lay” phảng phất những cái níu giữ vu vơ, cái níu giữ vô hình. Trong hoa bắp đã in hình cuộc đời của Hàn Mặc Tử : một cuộc đời côi cút, cô đơn, một cuộc đời “bị quẳng ra ngoài xã hội”
Gió, mây, dòng nước đều muốn ra đi, chỉ còn trăng là lội ngườc dòng, xuôi về với lòng thi nhân, chỉ còn trăng mới tìm thi nhân bầu bạn :
Thuền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối na
Một câu hỏi không hồi âm, không lời đáp, cô đơn nối tiếp cô đơn, thoáng bóng những đợi chờ khắc khoải, thuyền trăng, sông trăng đã được huyền ảo hóa, trở nên lộng lẫy và lãng mạn, trăng là vị cứu tinh, vị cứu cánh duy nhất cho nỗi sầu tê tái khắc khoải của thi nhân.

~> Sum up: Nỗi buồn những vần thơ đầu đến bây giờ đã trở thành "nỗi niềm". Phức cảm chính trong đoạn thơ này sự tuyệt vọng, buồn thảm da diết khắc khởi bởi sự cô đơn không lối thoát vì bị giam cầm.


Đoạn 3:

Mơ khác đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà...


Hai câu thơ đầu tốc ký về cái khoảnh khắc bâng khuâng, bồng bềnh phiêu lắng trong cõi mộng, đau đáu dõi theo bóng của một ảo ảnh trên con thuyền trở trăng với khát khao mong tìm được "chân ảnh" của kẻ thi nhân lạc loài cô đơn ham sống đang tìm về "cõi mộng mong nhập thế". Song, cảnh thiên tiên đẹp mấy cũng sẽ tàn, mộng nơi trần gian say lâu rồi cũng tỉnh, trong phút chốc, mọi cá thể hư ảo đều hóa ra thành mây khói: ánh nắng của những khổ thơ trước đã tan, sắc trăng đã tắt, nhân ảnh hư mờ, cả đoạn thơ bao phủ bởi một màu trắng gắt đến lặng cả những vần thơ. Thi nhân bị đẩy lại nơi trần thế đầy nghịch cảnh. Chữ quá như nghẹn ngào, như xót xa tiếc nuối trong nỗi đau của mặc cảm chia lìa.

Bạn cũng có thể phân tích thêm ý nghĩa của sắc trắng trong những câu thơ cuối. Gam trắng là gam màu quyền lực nhất trong thơ văn Hàn Mặc Tử, nó mang một ý nghĩa riêng, bạn có thể tìm thấy những thôn tin này trong các tư liệu viết về Hàn Mặc Tử.




Tổng kết: Logic phức cảm:

Đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìm sự đồng cảm, đồng điệu trong cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên, đắm say rồi nguội lạnh, băng gió, mộng rồi lại tỉnh. Đó là logic vận động tâm trạng của một cái tôi ham sống, yêu đời trong Đây thôn Vĩ Dạ.[..] Cảnh lúc như gần, lúc như xa, lúc rất thực, càng về sau càng trở nên hư ảo, huyền hồ. Sắc điệu tiếng nói trữ tình lúc âm u, lúc chói lạnh.

(Lã Nguyên)


Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là khối phức cảm bi kịch của một thi nhân tài hoa nhưng bạc mệnh.



Đó là vài hướng đi nho nhỏ. Mong giúp được bạn ít nhiều trong quá trình làm bài.
 
Last edited by a moderator:
M

mushroom_kl

Bạn ơi Hầong Cúc là ng mà HMT yêu thầm thôi chứ không phải ng yeu cua o
 
T

thuy_apple

Hay so sanh bai day thom vi da va toi yeu em đe tim ra diem giong va khac nhau trong cam xuc cua nhan vat tru tinh
 
S

sasani

Hay so sanh bai day thom vi da va toi yeu em đe tim ra diem giong va khac nhau trong cam xuc cua nhan vat tru tinh


Giống nhau: Đều là tâm sự của một người con trai về mối tình đã vỡ tan.
Khác:
- Đây thôn VD: mối tình của ngưòi CT đẹp với kí ức lãng mạn nhưng 2 người phải chia tay (dựa thêm HCST).

- Tôi iu em: người vừa thất tình làm thơ cho người co ngái mình yêu và tỏ ý mong muôó người ấy có cuộc sống mới hạnh phúc.
 
Top Bottom