Dàn ý:
1. Lần lượt giới thiệu tác giả, tác phẩm của từng đoạn trích:
Tràng Giang:
I, Tác giả:
- Là gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại:
+ Trước cách mạng tháng 8: Huy Cận là tác giả xuất sắc của phong trào thơ mới.
+ Sau cách mạng tháng 8: nhà thơ có sáng tác dồi dào.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Trước cách mạng tháng 8: hồn thơ ảo não nhất trong dàn đồng ca đa sầu đa cảm thơ mới.
+ Sau cách mạng tháng 8: tâm hồn thơ đã tìm thấy sự hòa điệu với con người và xã hội mới.
-> Đi từ thung lũng đau thương tới cánh đồng vui. II- Bài thơ: 1.Hoàn cảnh sáng tác:
- Mùa thu năm 1939.
- Tác phẩm gợi cảm xúc từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước.
- Bài thơ hay nhất tiêu biểu nhất trong tập thơ đầu tay "Lửa Thiêng". 2.Nhan đề và lời đề từ:
- Nhan đề " Tràng Giang":
+ Từ Hán Việt: âm hưởng cổ kính trang trọng.
+ Điệp vần "ang": âm mở ngân nga vang vọng gợi một dòng sông vừa rộng vừa dài chảy từ cõi vĩnh hằng xa xưa chảy về (lớn lao trường cửu).
- Lời đề từ: " Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"
+ Tình: bâng khuâng, nhớ nhung.
+ Cảnh: không gian vũ trụ bao la " trời rộng sông dài"
Đây thôn Vĩ Dạ: I. Tác giả
- Là hiện tượng lớn và lạ của phong trào thơ mới, là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất, đóng góp 1 lượng lớn tác phẩm cho thơ ca VN đầu thế kỉ XX.
- Phong cách NT:
+ Thơ Hàn Mạc Tử mang một diện mạo phức tạp và đầy bí ẩn, chứa đựng một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
· Hồn thơ quằn quại, đau đớn.
-) Nhan đề: "Rướm máu", "Hồn lìa khỏi xác", "Trút linh hồn", "Siêu thoát"...
-) Tuyên ngôn NT:
"Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi lười thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da."
· Thế giới NT điên loạn ma quái, xa lạ với đời thực.
-) Hình tượng trăng sống động:
+ " Mới lớn trên trăng đã thẹn thò
Thơm như tình ái của ni cô."
+ " Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi."
-) Tạo nên 1 thế giới cuồng loạn: VD: "Anh điên", "Em điên".
+ Nhưng bên cạnh những vần thơ điên loạn , Hàn Mặc Tử vẫn sáng tạo nên những bài thơ trong trẻo, hồn nhiên đến lạ thường như: "Mùa xuân chín"; "Đà Lạt trăng mờ"; "Đây thôn Vĩ Dạ"... II. Bài thơ
1- Hoàn cảnh sáng tác:
- 1938, khi tác giả đang ở trong trại phong Quy Nhơn.
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình với một cô gái thôn Vĩ Dạ.
- Bài thơ được in trong tập "Thơ điên" - sau đổi thành "Đau thương"
2- Chủ đề của bài thơ
- Viết về bức tranh Vĩ Dạ. Qua đó bộc lộ tình quê, tình đời, tình yêu lứa đôi thầm kín xa xăm.
Tiếp đó, vì đề bài yêu cầu chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt nên chúng ta phân tích từng đoạn thơ: Khổ 3 Tràng Giang: Dòng Tràng Giang chảy trôi vô định:
- Miêu tả qua những sự vật gần gũi, quen thuộc, hiện diện trên dòng Tràng Giang.
+ Bèo: " dạt về đâu hàng nói hàng"
-> Những cánh bèo nổi trôi vô định về đâu.
-> Những cánh bèo nối tiếp phiêu bạt trên dòng Tràng Giang.
+ Bờ xanh bãi vàng:
-> Cảnh thơ mộng trữ tình nhưng xa vắng hoang vu, trải dài vô tận, chỉ có thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên
-> Cảnh vật được miêu tả trong sự trôi xuôi lặng lẽ của dòng Tràng Giang.
=> Phụ âm " b" được lặp đi lặp lại "bèo"," bờ", "bãi" kết hợp nhiều thanh bằng gợi âm hưởng trôi chảy triền miên.
=> Bức tranh thuần túy là cảnh thiên nhiên. Nhân vật trữ tình như một người lữ khách đơn độc, khao khát được gặp gỡ, được giao lưu với con người.
- Giữa không gian mênh mông rộng lớn, thi nhân kiếm tìm dấu vết cuộc sống con người:
+ Không một chuyến đò ngang
+ Không cầu
-> Hai từ "Không" phủ định tuyệt đối.
-> "Đò ngang, cầu":những phương tiện nối liền hai bờ sông, thể hiện mối giao lưu gần gũi thân tình giữa con người với con người.
=> Không gian trường cửu lớn lao không một chút niềm thân mật làm con người cảm thấy bơ vơ cô độc trống vắng lẻ loi.
Khổ thơ đã chất chứa nỗi buồn vũ trụ của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn. Khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ: Cảnh sông nước Vĩ Dạ êm đềm mà xao động, thơ mộng mà u buồn
- Cảnh vật mang tâm trạng của con người: + Gió, mây: Chia lìa, hờ hững
· Dấu phẩy: nhấn mạnh nhịp ngắt 4/3, chia câu thơ thành 2 vế, mỗi vế chưa 1 hình ảnh.
· Gió, mấy lặp lại 2 lầ nhưng không quấn quýt theo quy luật của tự nhiên mà theo quy luật của lòng người.
-) Cảnh ngộ của Hàn Mặc Tử: đang xa cách với cuộc đời nên nhìn đâu cũng thấy chia li. + Dòng nước buồn thiu
· Biện pháp nhân hoá đã thổi linh hồn vào tạo vật vô tri vô giác
-) Gợi dòng sông Hương ững lờ, ngưng đọng, trĩu nặng 1 nỗi buồn.
-) Hàn Mặc Tử đã thâu tóm nét đặc trưng của sông Hương. Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu."
· Từ "buồn thiu": vùa quen thuộc vừa mới mẻ.
-) Từ thể hiện trạng thái nội tâm của con người lại biểu đạt đặc điểm của dòng nước sông Hương. + Như hoà điệu với dòng nước, "Hoa bắp lay":
-) Động từ "lay" đã miêu tả trạng thái vận động khẽ khàng, lay lắt, vật vờ.
-) Hoa bắp thấm 1 nỗi buồn hiu hắt.
=> Nhịp điệu 4/3 được nhấn mạnh hơn bởi dấu phẩy tạo âm điệu khoan thai, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của con người, phù hợp với cảnh sắc xứ Huế.
- Cảnh sông hương trong một đêm trăng: + Không gian tràn ngập, bát ngát ánh trăng: Bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.
-) Hình ảnh tài hoa trong trẻ đến lạ thường
-) Trăng đã trở thành đối tượng hữu hình có trọng lượng, có hình dáng.
-) Tâm hồn Hàn Mặc Tử có sự gặp gỡ, đồng điệu với nhà thơ Nguyễn Trãi:
" Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then." + Câu hỏi: " Có chở trăng về kịp tối nay ?"
-) Chứa đựng tâm trạng: khắc khoải chờ mong con thuyền chở trăng về với mình. Nhân vật trữ tình đang ở 1 nơi thiếu ánh sáng, đang mong mỏi được gặp gỡ, được đón nhận ánh sáng ngoài kia. Hàn Mặc Tử từng đau đáu:
" Ngoài kia xuân đã tới hay chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Chẳng có niềm trăng và ý nhạt
Có nàng cung nữ nhớ thương vua."
-) Câu thơ phảng phất sự thảng thốt lo âu vì sợ thời gian ngắn ngủi gấp gáp: "kịp tối nay".
=> Nhân vật trữ tình dù đang xa cách với cuộc đời, trĩu nặng nỗi buồn chia li nhưng vẫn luôn khát hướng vọng về phía cuộc đời. * So sánh Tương đồng.
Đều miêu tả bức tranh thiên nhiên.
Đều "mượn cảnh ngụ tình" -> nỗi buồn và tình yêu đối.
Đều sử dụng bút pháp chấm phá, gợi chứ không tả.
Hình ảnh thơ đẹp, biểu hiện nội tâm nhân vật.
Khác biệt.
Tràng giang:
Chất chứa nỗi buồn vũ trụ của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn.
Khao khát tìm thấy con người nơi không gian rộng lớn, tìm thầy 1 niềm thân mật nào đó.
Thi liệu cổ từ thơ Đường.
Đây thôn Vĩ Dạ:
Nỗi buồn của 1 con người khao khát sống, muốn hướng về cuộc đời. (Nhân vật trữ tình dù đang xa cách với cuộc đời, trĩu nặng nỗi buồn chia li nhưng vẫn luôn khát hướng vọng về phía cuộc đời.)
Hầu hết thi liệu xuất phát từ trải nghiệm, tâm trạng tác giả, xuất phát từ trực quan con người.
=> nguyên nhân:
Do 2 tác giả khác nhau.
Huy Cận nghiêng về ảo não, mang nỗi sầu nhân thế.
HMT lại là con người quằn quại trên đau đớn vì khát khao cuộc sống, cuộc đời.
Phong cách nghệ thuật của mỗi người là riêng biệt, dù viết về 1 chủ đề nhưng vẫn thể hiện vân chữ của mình.