Từ những hiểu biết xã hội và văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của Mác-két, em có suy nghĩ gì về hòa bình và vai trò của hòa bình với cuộc sống con người
mk làm tạm , nếu sai sót, góp ý cho mk nha:
Tôi nhớ ai đó đã nói rằng “Được sinh ra trên đời đã là một niềm hạnh phúc lớn lao”, sinh ra trên đời con người không chỉ được sống, trải nghiệm vô vàn những điều thú vị trong cuộc sống này, tuy có những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống ấy nhưng đó chỉ là những bước đệm cơ bản giúp cho chúng ta trưởng thành, vững vàng hơn để làm chủ cuộc sống của mình. Sự sống vốn đáng quý, đáng trân trọng như vậy tại sao trên trái đất rộng lớn này lại có những con người coi thường sự sống, sự tồn tại đầy thiêng liêng đó của con người. Chỉ vì những lợi ích cá nhân, lợi ích quân sự, lợi ích quân sự mà có không ít những quốc gia, những vị nguyên thủ đã đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân, lấy đó làm phương tiện gây chiến, hủy diệt đi sự sống của con người ở những quốc gia, đất nước khác, mà mục đích duy nhất chỉ là lợi ích chính trị. Lấy mạng sống của con người ra làm phương thức đề cao địa vị chính trị như vậy liệu có đáng không.
Đề cao và trân trọng sự sống của con người trên trái đất này, nhà văn G. Mắc- két đã chỉ ra những mối hiểm họa khôn lường từ việc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân đối với sự sống của con người. Thông qua tác phẩm “đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, nhà văn Mác- két như một tiếng nói đấu tranh đầy đanh thép tuyên bố cho quyền sống của con ngươi. Ở trong tác phẩm này, nhà văn không chỉ nêu ra mối nguy hại của chạy đua vũ trang, của việc phát triển vũ khí hạt nhân ở một số nước lớn. Đối với họ, đó chỉ là những thứ cần thiết để nâng cao địa vị chính trị, những công cụ để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình mà không hay biết, hay về cơ bản là không quan tâm đến sự đe dọa đến đời sống của con người.
Chiến tranh hạt nhân đang là một mối nguy hại mang tính toàn cầu, nó đã đang và sẽ đe dọa đến toàn thể loài người sống trên trái đất này, bởi nó tạo ra sự hủy diệt vô cùng ghê gớm, không thể lường trước được mọi hiểm họa. Trước hết, để hiểu về tính nguy hại mà chiến tranh hạt nhân có thể mang lại thì ta cần hiểu rõ thuật ngữ chiến tranh hạt nhân là gì. Chiến tranh hạt nhân là một cuộc chiến tranh, trong đó các nước tham chiến sẽ sử dụng phương tiện, thiết bị chiến tranh là những vũ khí hạng nặng, những vũ khí tối tân hiện đại nhất. Cùng với tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm đối với nhân dân của các nước đối thủ. Và chết chóc, tang thương là điều không thể tránh khỏi nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, bởi kết quả dù bên nào thắng đi nữa thì sẽ có rất nhiều những người dân vô tội phải ngã xuống, phải chôn vùi sự sống đang vô cùng đẹp đẽ của mình cùng với viên đạn của chiến tranh.
Tại sao ở đây, nhà văn Mác- két lại lo lắng cho nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân, trong khi con người trên thế giới đang sống trong cảnh hòa bình, hạnh phúc như vậy? Những lo lắng của Mác-két hoàn toàn có căn cứ, thể hiện được sự nhạy bén của nhà văn trước những diễn biến chính trị đang ngày càng trở nên phức tạp của chính trường thế giới, đồng thời thể hiện được trách nhiệm, cái tâm của người cầm bút, cái nhân đạo trong tư tưởng. Nhà văn đã dùng ngòi bút sắc bén, giọng điệu sắc sảo của mình để đấu tranh cho một thế giới hòa bình, là lời cảnh tỉnh sâu sắc với các nhà lãnh đạo cường quốc, đồng thời cũng là lời kêu gọi đầy cấp thiết đối với nhân dân toàn thế giới, rằng hãy chung tay đoàn kết lại để cùng đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn mọi nguy cơ, hành động phá vỡ đi sự bình yên của loài người.
Đó là một nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng mà mỗi người cần nêu cao trách nhiệm trong thực hiện, bởi sự sống bị đe dọa ở đây chẳng phải của riêng một ai, một quốc gia nào. Một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra thì sẽ không thể tránh khỏi tang thương, mất mát. Nhà văn Mác- két lo lắng cho nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra hoàn toàn là kết quả của sự quan sát thực tế. Lùi sâu về lịch sử, ta có thể thấy, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc năm 1945, tuy quân đội các nước đồng minh dành thắng lợi trước đội quân phát xít. Nhưng những mâu thuẫn gây chiến tranh lại không thể giải quyết một cách triệt để, hòa bình lập lại trên toàn thế giới nhưng những mâu thuẫn ngầm vẫn ngầm này nở.
Nhiều nước đế quốc có tiềm lực về kinh tế, quốc phòng, khoa học công nghệ vẫn không ngừng nuôi “mộng lớn” sẽ làm bá chủ của thế giới, khiến cho mình là nước đi đầu, là cánh chim đầu đàn cho toàn bộ thế giới. Nên, trong hoàn cảnh thái bình, ổn định này vẫn không ngừng chạy đua vũ trang với nhau, vũ khí hạt nhân, thiết bị chiến tranh hiện đại chính là những phương tiện để các nước này thể hiện sức mạnh của mình, cũng là sự chuẩn bị thiết yếu, nuôi dưỡng lược lượng mạnh để bất kể khi nào cũng có thể tham chiến.
Mỗi một lập luận của Mác – két đều được dẫn chứng bằng một hệ thống luận cứ đanh thép, đầy sức thuyêt phục. Sự chạy đua vũ trang của các cường quốc đã tạo ra một hệ thống vũ khí hạt nhân vô cùng lớn, công nghệ càng phát triển thì những thiết bị này ngày càng được nâng cấp, cùng với đó là sức hủy diệt cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Xét về tình hình số lượng vũ khí hạt nhân có mặt trong các kho quân sự của các cường quốc thì sự hủy diệt gây ra là vô cùng ghê gớm. Sức mạnh của những vũ khí hạt nhân đó có thể hủy diệt tất cả những thứ có trên mặt đất này, không chỉ là sự sống của con người mà các hành tinh xoay mặt trời cũng đều sẽ bị phá hủy.
Sự phá hủy ấy sẽ làm mất đi sự cân bằng của hệ mặt trời, khi ấy dù có giành được thắng lợi thì thứ còn lại trên trái đất này cũng chỉ là những mảnh hoang tàn như thời khởi thủy. Cuộc chạy đua không ngừng về hạt nhân sẽ làm mất đi cuộc sống tốt đẹp, yên bình của nhân dân thế giới hiện nay. Người dân sẽ luôn phải sống trong tình cảnh thấp thỏm, lo lắng bởi bất kì lúc nào mình cũng có thể trở thành đối tượng tiêu diệt của hạt nhân. Hơn nữa, vấn đề phúc lợi xã hội sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, như cứu trợ, cung cấp lương thực thực phẩm, thuốc thang, dịch vụ về y tế, giáo dục, văn hoá….
Sự mất mát lớn cùng với những chi phí khổng lồ mà các nước dùng để đầu tư cho chạy đua hạt nhân càng thể hiện rõ nét sự phi lí, tính chất điên cuồng. Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới đầy mất mát, yêu thương nên người dân Thế giới trân trọng được những phút giây của hòa bình mang lại. Nên cuộc chạy đua vũ trang đi trái lại với lí trí, nguyện vọng của loài người, đi ngược lại với sự phát triển của văn minh, của xã hội. Vì vậy, để bảo vệ cuộc sống của mình trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân thì mỗi người dân trên trái đất này đều phải có trách nhiệm với sự sống của mình, sự sống với tất cả loài người.
Mỗi người dân trên trái đất dùng những hành động thiết thực của mình để ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, việc này không phải một hai cá nhân là có thể làm được, mà bắt buộc phải có sự đôàn kết của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì chỉ khi ấy, sức mạnh đồng khởi của con người mới đủ sức để xóa bỏ đi mọi nguy cơ. Bảo vệ sự bình yên của xã hội loài người cũng là bảo vệ chính cuộc sống của mình và những người thân yêu nên hãy nhận thức đúng đắn tình hình, đoàn kết và cùng nhau hành động bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.