Văn 10 Dấu hiệu của không - thời gian thông qua biểu tượng cây và hoa trong Chinh phụ ngâm

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

DẤU HIỆU CỦA KHÔNG GIAN THÔNG QUA BIỂU TƯỢNG CÂY VÀ HOA TRONG CHINH PHỤ NGÂM
Đọc bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm ta có thể dễ dàng thấy rằng toàn bộ khúc ngâm chính là những tâm trạng của người chinh phụ. Tình cảm của người chinh phụ được xây dựng muôn hình, vạn trạng, càng xoay chuyển ta lại thấy nó quay về một trục: nỗi nhớ nhung sầu muộn, mong ngóng ngày chinh phu trở về. Chính vì vậy mà không gian trong Chinh phụ ngâm nhuốm màu buồn bã, vắng vẻ, tiêu điều, còn thiên nhiên được hiện lên thông qua những biến thể biểu tượng câu và hoa càng trở nên mênh mông, xa vắng, lạnh lùng. Tâm trạng nhớ thương chồng người chinh phụ rất phức tạp, có khi không gian đó như một bức tranh thủy mặc với màu sắc và đường nét hài hòa nhưng lại đối lập với tâm trạng rối bời, nhớ thương, sầu muộn của con người:
“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau.”​
Đây là không gian tràn ngập hạnh phúc lứa đôi thế nhưng lại là một không gian đầy khiêu khích, mời gọi làm cho nỗi nhớ thương, khao khát hạnh phúc trong lòng người chinh phụ trỗi dậy một cách mạnh mẽ.
Ngay trong phút tiễn biệt ở phần đầu tác phẩm, lòng người chinh phụ đã trĩu nặng một nỗi buồn “Sầu lên ngoài ngọn ải oán ra cửa phòng”. Không gian bên ngoài tưởng chừng sống động và tràn đầy sinh lực: dòng nước trong veo, bãi cỏ xanh tươi tỏa hương ngào ngạt,... nhưng tất cả lại như một thể đối lập, tương phản với tâm trạng của người chinh phụ:
“Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên”​
Tác giả dùng nghệ thuật “quay cận cảnh” để soi rõ “nước trong”, “cỏ xanh”. Nhưng không dừng lại ở đó, người đã dịch chuyển điểm nhìn ra xa, không gian được mở rộng để rồi chúng ta có thể thấy được bãi dâu trải dài miên man, tít tắp. Cả bốn bề mở ra những hướng vô định mênh mang không có điểm dừng, déo dài một màu xanh rợn ngợp:
“Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu”​
Nhớ thương chồng quá nhiều mà chẳng có tin tức gì từ biên thùy, nàng nhìn đâu cũng thấy bóng dáng chồng, nhớ đến kỉ niệm của hai người:
“Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan sơn để cách, hàn huyên bao đành”
Không gian mở rộng theo dòng tâm tưởng của nàng. Vắng chồng, tất cả mọi vật tồn tại xung quanh nàng đều trở nên vô nghĩa và lạnh lùng. Sau buổi đưa tiễn chồng, người chinh phụ đã nghĩ đến cảnh “buồng cũ, chiếu chăn” của mình. Lúc này nàng mới thưc sự hiểu rằng thiếu vắng chồng, nàng không thể nào có được hạnh phúc thực sự. Không gian bao quanh nàng lúc này thật là đơn điệu và buồn tẻ. Nỗi nhớ thương dành cho đức lang quân lại càng khiến nó trở nên lạnh lẽo. Người chinh phụ muốn gửi gắm nỗi lòng vào cảnh vật với một hi vọng nào đó nhưng tất cả đều hoang vắng và không một lời đáp:
“Trông bến Nam, bãi che mặt nước
Cỏ biếc um, dâu mướt ngàn xanh
Nhà thôn mấy xóm chông chênh
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm ”​
Phải chăng hướng Nam là hướng mà chồng nàng xuất chinh, thật là một bức tranh đẹp và thấm đượm màu xanh của sự sống nhưng ngôi nhà xuất hiện với thế đứng chông chênh, đàn cò trắng đậu trước ghềnh không hề có tiếng động, điều đó làm không gian trở nên hiu quạnh hơn.
Theo dòng cảm xúc của người chinh phụ có đôi khi không gian như chia làm hai, mỗi bên là một bức tranh, mỗi gam màu và đường nét khác nhau:
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô ”​
“Búa”, “cưa” đi kèm cới những động từ mạnh như “bổ”, “xẻ” khiến cho người đọc tưởng như không gian đang bị xé ra, như bị bào mòn sự sống.
Cảnh vật vui tươi và hạnh phúc đem lại cho nàng niềm khát khao và khuấy động nỗi buồn đau trong lòng nàng. Khi nhìn thấy không gian tràn đầy hạnh phúc, tràn trề nhựa sống thì cũng là lúc nỗi sầu dâng lên tột đỉnh:
“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội
Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương
Chẳng xem chim yến trên rường
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau
Kìa loài sâu đôi đầu cùng cánh
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay
Liễu sen là thức cỏ cây
Ðôi hoa cũng dính, đôi dây cũng liền”​
Nhìn thấy cỏ cây, động vật được chung đôi, được hạnh phúc đã khiến nàng chạnh lòng nhớ đến mình:
“Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?”​
Nàng như ghen tị với chim muông, với cây cỏ sao chúng nhỏ bé thế nhưng vẫn được chung đôi. Còn nàng là một cô gái xuân thì phơi phới tại sao không được trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi? Thật xót xa! Thật tội nghiệp làm sao!
Khi tạo hóa trớ trêu, chiến tranh cứ mãi rình rập cướp đi những thứ quý giá nhất cuộc đời của một người phụ nữ. Người chinh phụ giờ mới nhận ra rằng tuổi trẻ một đi không trở lại kia rồi đây nàng sẽ trải qua nó trong sự cô đơn, sự thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi. Có lẽ vì vậy mà nàng không thể không thể hiện sự tiếc nuối, xót xa muộn màng của mình:
“Lúc ngảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”​
 
Last edited:

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
DẤU HIỆU CỦA THỜI GIAN THÔNG QUA BIỂU TƯỢNG CÂY VÀ HOA TRONG CHINH PHỤ NGÂM

Không gian và thời gian là hai phạm trù đi liền với nhau, khi nhắc đến không gian không thể nào không nhắc đến thời gian vì: “Không gian là thời gian trường tồn, không gian là thời gian lần bước” (Upenxki). Không có một khoảng không gian nào mà lại không chứa trong nó một hiện tượng nhất định và không có một sự vật nào lại không tồn tại trong khoảng không gian và thời gian duy nhất. Thời gian trong tác phẩm không phụ thuộc vào thời gian tự nhiên mà nó là phương tiện để qua đó tác giả phản ánh hiện thực, để thể hiện cảm xúc và quan niệm của mình. Thời gian trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, góp phần làm nên thành công rực rỡ của khúc ngâm. Biểu tượng cây và hoa là một trong những biểu hiện cụ thể, trực quan những cũng đầy sinh động trong việc thể hiện thời gian nghệ thuật của tác phẩm.
“Gà eo óc gáy sương năm trống​
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”​
Một buổi sáng tinh sương với hình ảnh cây hòe (dấu hiệu cho mùa hè) cũng chẳng mới lạ gì với người chinh phụ. Tất cả được nhìn qua con mắt sầu đời của người chinh phụ nên ngoại cảnh chỉ có một màu duy nhất. Đó là màu của u buồn, ảm đạm. Cũng chính vì vậy mà bốn mùa trong Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn lại dành nhiều sự ưu ái cho mùa thu và mùa đông hơn cả. Bởi mùa xuân đối với người chinh phụ đã đi qua khi người chồng lên đường chinh chiến nên mùa xuân cũng chỉ còn lại sự buốt giá của mùa đông. Khi mùa xuân đi qua, mùa thu đến thì những cơn gió bấc như cắt, như cứa vào nỗi lòng của người chinh phụ:
“Non Ðông thấy lá hầu chất đống​
Trĩ xập xoè, mai cũng bẻ bai”​
Cả không gian không lấy một bóng người xuất hiện, chỉ thấy lá hầu rụng từng đống như chất đống nỗi sầu trong lòng nàng. Thời gian đi qua, con người cũng có những sự biến đổi theo thời gian. Với một người phụ nữ khi nhan sắc úa tàn thì cũng là lúc mà tuổi trẻ mất đi. Đây là một quy luật đầy khắc nghiệt của cuộc sống. Điều này đã lí giải cho sự giật mình, thảng thốt của người chinh phụ:
“Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa​
Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng”​
Tính liên tục, tuần hoàn của thời gian đã được thể hiện trong đoạn thơ trách người chinh phu lỡ hẹn diễn ra với ý niệm thời gian liên tục tuần hoàn, nhất là vòng tuần hoàn của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông:
“Thuở lâm hành, oanh chưa thắm liễu,​
Hỏi ngày về, ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã trục oanh già,
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.
Thuở đãng hồ mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.
Nay đào đã quyến gió đông,
Phù dung lại rã bên sông bơ thờ...”​
Chim oanh, hoa đào, hoa mai là biểu trưng cho mùa xuân; chim đỗ quyên là biểu trưng cho mùa hè,... Cả đoạn thơ không có một từ chỉ thời gian nhưng chính sự xuất hiện, tuần hoàn những sinh thể trong đời sống tự nhiên đã giúp người đọc có thể hình dung ra sự tuần hoàn, trôi chảy đến bất tận của thời gian. Ngoài ra tác giả cón sử dụng kết cấu thơ trùng điệp để thể hiện tâm trạng chờ đợi mỏi mòn người chinh phụ. Việc sử dụng thời gian đặc trưng độc đáo đã chuyển tải được âm trạng và nỗi lòng người chinh phụ.
 
Top Bottom