Toán 11 Đạo hàm của hàm số

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đạo hàm của hàm số tại một điểm
- Cho hàm số [tex]y=f(x)[/tex] xác định trên khoảng (a;b) có [tex]x_0[/tex] nằm trong khoảng đó.
- Giới hạn hữu hạn (nếu có) của tỉ số [tex]\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}[/tex] khi x dần đến [tex]x_0[/tex] được gọi là đạo hàm của hàm số đã cho tại điểm[tex]x_0[/tex].
- kí hiệu: [tex]f'(x_0)[/tex] hay [tex]y'(x_0)[/tex]. nghĩa là [tex]f'(x_0)=\underset{x\rightarrow x_0}{lim}\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}[/tex]
Tính đạo hàm bằng định nghĩa.
Muốn tính đạo hàm của hàm số [tex]f(x)[/tex] tại điểm [tex]x_0[/tex] theo định nghĩa, ta thực hiện hai bước sau:
bước 1: tính [tex]\Delta y[/tex] theo công thức [tex]\Delta y=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)[/tex]. trong đó [tex]\Delta x[/tex] là gia đối số của biến số tại [tex]x_0[/tex].
bước 2: tìm giới hạn [tex]\underset{\Delta x\rightarrow 0}{lim}\frac{\Delta y}{\Delta x}[/tex]

ví dụ: tính đạo hàm của hàm số [tex]y=\sqrt{x^2+1}[/tex] tại 3
giải:
ta có:
[tex]\Delta y=\sqrt{(3+\Delta x)^2+1}-\sqrt{(3)^2+1}[/tex]
đạo hàm của hàm số tại [tex]x_0=3[/tex]
[tex]\underset{\Delta x\rightarrow 0}{lim}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\underset{\Delta x\rightarrow 0}{lim}\frac{\sqrt{(3+\Delta x)^2+1}-\sqrt{(3)^2+1}}{\Delta x}=\underset{\Delta x\rightarrow 0}{lim}\frac{(3+\Delta x)^2-(3)^2}{\Delta x.(\sqrt{(3+\Delta x)^2+1}+\sqrt{3^2+1})}=\underset{\Delta x\rightarrow 0}{lim}\frac{\Delta x+6}{\sqrt{(3+\Delta x)^2+1}+\sqrt{3^2+1})}=\frac{3}{\sqrt{10}}[/tex]

2. đạo hàm của hàm số trên một khoảng
- cho hàm số [tex]f(x)[/tex] xác định trên khoảng K, ta có định nghĩa:
+ hàm số [tex]f(x)[/tex] có đạo hàm trên khoảng K nếu nó có đạo hàm [tex]f'(x)[/tex] tại mọi điểm thuộc khoảng K.
+ nếu hàm số có đạo hàm trên khoảng K thì hàm số [tex]f'(x)[/tex] được gọi là đạo hàm của hàm số [tex]f(x)[/tex]

* chú ý: hàm số có đạo hàm trên khoảng K thì hàm số đó liên tục trên khoảng K.
- một số đạo hàm của hàm số cơ bản:
+ đạo hàm của hằng số bằng 0. [tex]c'=0[/tex]
+ đạo hàm của hàm số [tex]y=x[/tex] là [tex]y'=1[/tex]
+ đạo hàm của hàm số [tex]y=x^n[/tex] là [tex]y'=n.x^{n-1}[/tex]
+ đạo hàm của hàm số [tex]y=\sqrt{x}[/tex] là [tex]\frac{1}{2\sqrt{x}}[/tex]
+ đạo hàm của hàm số [tex]y=\frac{1}{x}[/tex] là [tex]y'=-\frac{1}{x^2}[/tex]

* chú ý:
+ [tex](f(x) \pm g(x))'=f'(x) \pm g'(x)[/tex]
+ [tex](f(x).g(x))'=f'(x).g(x)+f(x).g'(x)[/tex]
+ [tex]\left ( \frac{f(x)}{g(x)} \right )'=\frac{f'(x).g(x)-f(x).g'(x)}{g^2(x)}[/tex]

ví dụ: tính đạo hàm của các hàm số sau:
a. [tex]y=x^3+x^2+x+2019[/tex]
b. [tex]y=\frac{x+1}{x+3}[/tex]
giải:
a. [tex] y'=(x^3+x^2+x+2019)'=3x^2+2x+1[/tex]
b. [tex]y'=\left ( \frac{x+1}{x+3} \right )'=\frac{(x+1)'.(x+3)-(x+1).(x+3)'}{(x+3)^2}=\frac{2}{(x+3)^2}[/tex]

3. đạo hàm của hàm hợp:
- cho hàm số [tex]f(x)[/tex] và [tex]u(x)[/tex]. khi đó [tex]f[u(x)][/tex] vgoji là hàm hợp.
- công thức đạo hàm của hàm hợp: cho hàm hợp [tex]y=f[u(x)][/tex]. ta có đạp hàm: [tex]y'=f'(u).u'(x)[/tex]

ví dụ:
tính đạo hàm của hàm số [tex]y=\sqrt{\frac{1}{x}+1}[/tex]
đây là hàm hợp của hàm [tex]f(u)=\sqrt{u}[/tex] với [tex]u(x)=\frac{1}{x}+1[/tex]. ta có:
[tex]y'=(\frac{1}{x}+1)'.\frac{1}{2\sqrt{\frac{1}{x}+1}}=-\frac{1}{2x^2\sqrt{\frac{1}{x}+1}}=-\frac{1}{2\sqrt{x^4+x^3}}[/tex]
 
Top Bottom