Dao động SPHN 7

N

ntnghiant

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một con lắc lào xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 0,2 kg và lò xo có đô cứng k=20N/m. Vật nhỏ được đặt tre6n giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01.Từ vị trí lò xo không biến dạng,truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn lò xo. Lấy g=10 m/s2.Độ lớn lực đàn hồi cực đại lò xo trong quá trình dao động là:
A.1,98 N B. 2 N C. 2,98 N D.1,5 N

2.Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc tự do g=10 m/s2, có độ cứng lò xo k=50 N/m. Bỏ qua khối lượng lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là:4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật là
A. 40 căn 5 cm/s. B. 60 căn 5 cm/s. C. 30 căn 5 cm/s. D. 50 căn 5 cm/s.
DS:60 căn 5

3.Cho mình hỏi: xung quanh tia lửa điện hay dòng điện không đổi trong ống dây có điện từ trường
 
Last edited by a moderator:
T

tho_trang_0908

Câu 3. Xung quanh tia lửa điện mới có từ trường vì có dòng điện biến thiên sinh ra suất điện động cảm ứng, còn dòng điện ko đổi tức ko biến thiên nên ko sinh ra suất điện động cảm ứng nên ko có từ trường

Bạn đánh đề đầy đủ dùm, câu 1 vs 2 bạn đánh đề thiếu thế làm sao giải giúp bạn dc

Câu 36: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 1,98 N. B. 2 N. C. 2,98 N. D. 1,5 N.

Câu 24: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, có độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật là
A. 40 cm/s. B. 60 cm/s. C. 30 cm/s. D. 50 cm/s.
 
Last edited by a moderator:
L

lucifer_bg93

Câu 1: Ta có biểu thức:
[tex]\frac{mv^2}{2} = \frac{k.dental^2_max}{2} + mu gdental [/tex]
=> [tex] F_dh max = k.dental = 1,98N[/tex]
 
N

ntnghiant

Trong ống dây ko có từ trường hả bạn
******************************************************************bb
 
K

kudo_shinichi_vn

Câu 36: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 1,98 N. B. 2 N. C. 2,98 N. D. 1,5 N.
.

Kái câu này bạn hiểu đề như thế này xem có thấy dễ hơn không nhá. Ta có vị trí ban đầu, omega,... nên có thể tính đc Biên độ dễ dàng ( biên đọ này chỉ là trên lý thuyết). sau đó bạn chỉ việc tính Lực đàn hồi max như bình thường rồi trừ đi Lực ma sát là đc!
 
Top Bottom