dao động cưỡng bức

C

conangkemmayman

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn ơi.trong SGK nâng cao có viết :" biên độ của dao động cưỡng bức tỉ lệ thuận với biên độ Fo của ngoại lực và phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực"
nhưng t nghĩ rằng sau khoảng thời gian chuyển tiếp thì biên độ của dao động cưỡng bức bằng biên độ của ngoại lực. t k hình dung ra được sự phụ thuộc của biên độ dao động cưỡng bức với tần số của ngoại lực. t cần hiểu về vấn đề này thật rõ ràng, mong các bạn giúp đỡ.
 
S

saodo_3

các bạn ơi.trong SGK nâng cao có viết :" biên độ của dao động cưỡng bức tỉ lệ thuận với biên độ Fo của ngoại lực và phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực"
nhưng t nghĩ rằng sau khoảng thời gian chuyển tiếp thì biên độ của dao động cưỡng bức bằng biên độ của ngoại lực. t k hình dung ra được sự phụ thuộc của biên độ dao động cưỡng bức với tần số của ngoại lực. t cần hiểu về vấn đề này thật rõ ràng, mong các bạn giúp đỡ.

Tần số ngoại lực càng gần với tần số dao động riêng thì biên độ càng lớn. Bằng thì xảy ra cộng hưởng.

Ảnh hưởng như vậy đấy!
 
H

hoatraxanh24

Giả sử vật m dao động với lực hồi phục [TEX]F_{hp}=-kx[/TEX], và chịu một lực cưỡng bức tuần hoàn có dạng [TEX]F_{cb}=F_0cos{\omega t}[/TEX].
Theo định luật II Niu-tơn ta có:
[TEX]a = \frac{\sum F}{m}= \frac{F_{hp}+F_{cb}}{m}= \frac{-kx + F_0cos{\omega t}}{m}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow \frac{d^2x}{dt^2}= \frac{-k}{m}x+\frac{F_0cos{\omega t}}{m}[/TEX]
Đặt: [TEX]\omega_0^2 = \frac{k}{m}[/TEX] tần số góc riêng của vật m.
Giả sử x có dạng sau: [TEX] x =Ae^{i(\omega t + \alpha)}[/TEX]
Thay vào phương trình (1) ta được:
[TEX] (- \omega^2 A + \omega_0^2 A).e^{i(\omega t + \alpha)} = \frac{F_0}{m}.e^{i \omega t}[/TEX]
[TEX] (- \omega^2 + \omega_0^2 )A = \frac{F_0}{m}.e^{-i \alpha}=\frac{F_0}{m}cos\alpha - i\frac{F_0}{m}sin\alpha[/TEX]
[tex]\left\{ \begin{array}{l} ( \omega^2 + \omega_0^2 )A =\frac{F_0}{m}cos\alpha \\ 0=\frac{F_0}{m}sin\alpha \end{array} \right.[/tex]
[tex]\left\{ \begin{array}{l} A= \frac{F_0}{m(\omega^2_0 - \omega^2)} \\ sin \alpha = 0 \Rightarrow \alpha =0^0 \end{array} \right.[/tex]

Câu hỏi: Khi [TEX] \omega_0 =\omega[/TEX] thì điều gì xảy ra? Khi đó biên độ thì sẽ như thế nào?
 
Top Bottom