Dao động con lắc và hiện tượng tán sắc

N

nguyentamdac94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) 1 con lắc lò xo nằm ngang dao đông điều hòa với biên độ A. Khi vật nặng chuyển đông qua vị trí cân bằng thì giữ cố định 1 điểm trên lò xo cách điểm cố định ban đầu 1 đoạn = 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xo.Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ là (Đs: (A căn3)/2)


2) 1 chùm đơn sắc chíu vuông góc với 1 tấm thủy tinh dày 4cm.Hệ số hấp thụ của thủy tinh là 25 m^(-1).Tỉ lệ nămg lượng chùm sáng bị hấp thụ là (Đs:63.21%)


3) trong hiện tượng cấu vồng tia sáng chiếu vào giọt nước dưới góc tới là bao nhiêu thì sẽ cho lệch cực tiểu (Đs: 59.5 độ)


4) 1 con lắc lò xo (k=500N/m), m=500g)treo thằng đứng. Từ vị trí căn bằng kéo vật thẳng đứng xuống 1 đoạn 5cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động vật chịu tác dụng của lực cản 1/100 trọng lực tác dụng lên vật, g=10m/s2. Số lần vật chuyển động qua vị trí cân bằng trước khi dừng hẳn là (Đs: 50)


Thầy cô và các bạn giài chi tiết giúp em nhé !
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Bài em hỏi có thể giải như sau:
Bài 1:
Coi như bỏ qua ma sát và lực cản không khí thì năng lượng được bảo toàn:
[TEX]W_1=W_2\Leftrightarrow \frac{1}{2}k_1A_1^2=\frac{1}{2}k_2A_2^2[/TEX] (1)
Mặt khác khi lò xo có độ cứng K chiều dài l được cắt thành các lò xo có độ cứng [TEX]k_1, k_2..[/TEX] và chiều dài tương ứng thì ta có hệ thức: [TEX]kl=k_1l_1=k_2l_2=...[/TEX]
\Rightarrow [TEX]k_2=\frac{l_1}{l_2}.k_1=\frac{4}{3}k_1[/TEX] (2)
từ (1) và (2) \Rightarrow[TEX]A_2=\sqrt{\frac{k_1}{k_2}}A_1=\frac{\sqrt{3}}{2}A_1[/TEX]
Bài 2:
Theo định luật về sự hấp thụ ánh sáng cường độ chùm sáng khi truyền qua môi trường hấp thụ là: [TEX]I=I_0.e^{-\alpha d}[/TEX]
Do đó cường độ bị hấp thụ là: [TEX]I_0-I[/TEX]. Vậy tỉ lệ cường độ bị hấp thụ là: [TEX]\frac{I_0-I}{I_0}.100%=1-e^{-\alpha d}.100%[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Bài 3: bài này không cho chiết suất của giọt nước hả em, và đề bài có đáng tin không vậy? Hỏi i để D min thì hơi kỳ đó. Như này nhé: vì pháp tuyến của đường tròn tại 1 điểm bất kỳ bao giờ cũng là bán kính đi qua điểm đó, nên có đối xứng trong cả 2 TH:
TH1: Ánh sáng khúc xạ vào trong lăng kính rồi tiếp tục khúc xạ ra ngoài lăng kính
TH2: ánh sáng khúc xạ vào trong lăng kính, sau đó nếu thỏa mãn điều kiện phản xạ toàn phần thì nó sẽ phản xạ bên trong giọt nước sau đó khúc xạ ra ngoài
Tóm lại câu trả lời sẽ là: Nếu ánh sáng chiếu tới giọt nước với góc tới [TEX]i=90^0[/TEX] thì tia sáng tiếp tục khúc xạ qua lăng kính rồi ra ngoài theo đường kính của giọt nước
picture.php


Bài 4:
Đây là dạng bài dao động tắt dần, em cứ áp dụng công thức định luật bảo toàn năng lượng là ra kết quả thôi, độ giảm năng luợng của vật bằng công của lực ma sát hay lực cản thực hiện
- Độ giảm biên độ sau 1 chu kỳ: [TEX]\Delta A=\frac{4F_{ms}}{k}[/TEX]
Số dao động thực hiện được cho đến khi dừng lại cũng đúng bằng số lần vật đi qua VTCB trước khi dừng lại:
[TEX]N=\frac{A}{\Delta A}=\frac{Ak}{4F_{ms}}=\frac{100.Ak}{4.mg}}[/TEX]
 
N

nguyentamdac94

Bài 3: bài này không cho chiết suất của giọt nước hả em, và đề bài có đáng tin không vậy? Hỏi i để D min thì hơi kỳ đó. Như này nhé: vì pháp tuyến của đường tròn tại 1 điểm bất kỳ bao giờ cũng là bán kính đi qua điểm đó, nên có đối xứng trong cả 2 TH:
TH1: Ánh sáng khúc xạ vào trong lăng kính rồi tiếp tục khúc xạ ra ngoài lăng kính
TH2: ánh sáng khúc xạ vào trong lăng kính, sau đó nếu thỏa mãn điều kiện phản xạ toàn phần thì nó sẽ phản xạ bên trong giọt nước sau đó khúc xạ ra ngoài
Tóm lại câu trả lời sẽ là: Nếu ánh sáng chiếu tới giọt nước với góc tới [TEX]i=90^0[/TEX] thì tia sáng tiếp tục khúc xạ qua lăng kính rồi ra ngoài theo đường kính của giọt nước
picture.php



Cái bài đó e làm trong đề cương của trường! E nghĩ chiết suất là 4/3 giữa nước đối với không khí đó ạ.!
 
Top Bottom