Cho 2 phương trình li độ như sau:
[tex]x_{1}=A_{1}cos(\omega t+\varphi _{1})[/tex]
[tex]x_{2}=A_{2}cos(\omega t+\varphi _{2})[/tex]
+ Đầu tiên trong trường hợp tổng quát trước, biên độ là pha ban đầu được tính theo công thức:
[tex]A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2A_{1}A_{2}cos(\varphi _{2}-\varphi _{1})}[/tex]
[tex]tan\varphi =\frac{A_{1}sin\varphi _{1}+A_{2}sin\varphi _{2}}{A_{1}cos\varphi _{1}+A_{2}cos\varphi _{2}}[/tex]
Từ 2 công thức trên ta thấy biên độ tổng hợp phụ thuộc vào các biên độ A1, A2 và độ lệch pha [tex](\varphi _{2}-\varphi _{1})[/tex] của các dao động thành phần
+ Nếu các dao động thành phần cùng pha, tức là [tex]\Delta \varphi =(\varphi _{2}-\varphi _{1})[/tex]=[tex]2k\pi ,(n=0,\pm 1,\pm 2,.....)[/tex] với k thuộc Z.
+ Nếu hai dao động thành phần ngược pha, tức là [tex]\Delta \varphi =\varphi _{2}-\varphi _{1}=(2k+1)\pi ,(n=0,n=\pm 1,\pm 2,....)[/tex] với k thuộc Z.
** Công thức tính độ lệch pha của dao động x1 so với dao động x2:
[tex]\Delta \varphi =\varphi _{1}-\varphi _{2}[/tex]
+ Nếu [tex]\Delta \varphi > 0[/tex] ( nghĩa là [tex]\varphi _{1}> \varphi _{2}[/tex] ): dao động x1 sớm pha hơn dao động x2 ( hay x2 trễ pha hơn dao động x1).
+ Nếu [tex]\Delta \varphi < 0[/tex] thì ngược lại so với trên.
Một số ví dụ cho dễ hình dung:
+ Hai dao động x1 và x2 cùng pha:
[tex]\left\{\begin{matrix} x_{1}=3cos(10t) & & \\ x_{2}=6cos(10t)& & \end{matrix}\right.[/tex]
+ Hai dao động x1 và x2 ngược pha:
[tex]\left\{\begin{matrix} x_{1}=3cos(10t) & & \\ x_{2}=6cos(10t+\pi )& & \end{matrix}\right.[/tex]
+ Thêm cái dao động x1 và x2 vuông pha:
[tex]\left\{\begin{matrix} x_{1}=3cos(10t) & & \\ x_{2}=4cos(10t+\frac{\pi }{2})& & \end{matrix}\right.[/tex]