dao động cơ,

P

phanthanh1711

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hai nguồn sóng kết hợp A va B cách nhau 1 khoảng 50mm dao động trên mặt thoáng chất lỏng theo cùng phương trinh: u= 5 cos(100pi t) mm. Xét về 1 phía đường trung trực của AB, ta thấy gợn sóng bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA-MB=40mm và gợn sóng bậc k+2 đi qua điểm M' có hiệu số M'A-M'B= 60mm. Điểm dao động cùng pha gần nhất với nguồn dao động nằm trên đường trung trực của AB cách nguồn A bao nhiêu?
A. 30mm B. 65mm C. 45mm D dap an khac.

2. Thực hiện giao thoa trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp cùng pha S1 và S2 cách nhau 10cm. 2 điểm M1 và M2 ở cùng bên đối với đường trung trực của S1, S2 và ở trên 2 vân giao thoa cùng loại .M1 ở tren vân thứ k còn M2 ở tren van thứ k+8. Cho biết
M1S2-M1S1=12cm,, M2S1-M2S2=36 cm, tính số vân cực đại và cực tiểu quan sát được trên S1S2?
A. 5CĐ và 6 Ct............B 7CĐ và 6Ct............C 7CĐ và 8Ct......D dap an khac.

3. cho 2 nguồn kết hợp cách nhau 10cm dao động ngược pha, cùng tần số. Nếu sóng do 2 nguồn này tạo ra có bước sóng lamda= 3cm thì tren đường tròn bao quanh 2 nguồn S1 va S2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu?
A. 6CĐ và 7 Ct.............B 12CĐ và 14 Ct.. C12Cđ và 13 Ct........ D 8Cđ và 7Ct
 
T

tomhum9x

câu 1:
gợn sóng bậc k và gợn sóng bậc k+2 là các điểm cực đại nên:
40/lamda =k, 60/lamda = k+2 => 40/lamda +2 = 60/lamda
=> lamda = 10mm
Gọi O là trung điểm AB => Tại O: 25/lamda =2.5 => Tại O dđ ngược pha với nguồn với k = 2
=> điểm P dđ cùng pha với nguồn nằm trên đường trung trực AB có k = 3
=> khoảng cách từ P tới A là d = k.lamda = 3 .10 = 30mm
 
Last edited by a moderator:
T

tomhum9x

Câu 2:
Tương tự câu 1 ta có 36/lamda = 12/lamda +8 => lamda = 3
Áp dụng công thức tính nhanh số điểm dđ cực đại, cực tiểu => 7CĐ và 6CT
 
T

tomhum9x

Câu 3:
Số điểm CĐ trên S1,S2 là 6 điểm (theo công thức tính nhanh, chú ý 2 nguồn ngược pha nhá)
Số điểm CT trên S1S2 là 7 điểm
=> Số điểm CĐ trên đường tròn bao quanh S1S2 là 6.2 = 12
Số điểm CT trên đường tròn bao quanh S1S2 là 7.2 = 14


(Số điểm CĐ, CT trên đường tròn luôn chẵn nên nhìn đáp án cũng thấy, đỡ phải tính :D:D:D:D)
 
Last edited by a moderator:
P

phanthanh1711

hỏi

câu 1:
gợn sóng bậc k và gợn sóng bậc k+2 là các điểm cực đại nên:
40/lamda =k, 60/lamda = k+2 => 40/lamda +2 = 60/lamda
=> lamda = 10mm
Gọi O là trung điểm AB => Tại O: 25/lamda =2.5 => Tại O dđ ngược pha với nguồn với k = 2
=> điểm M dđ cùng pha với nguồn nằm trên đường trung trực AB có k = 3
=> khoảng cách từ M tới A là d = k.lamda = 3 .10 = 30mm

sao lại có
điểm M dđ cùng pha với nguồn nằm trên đường trung trực AB có k = 3 và điểm M nằm trên trung trực của AB à, tớ khong hỉu giải thích giúp nhé.
 
P

phanthanh1711

hoi

Câu 3:
Số điểm CĐ trên S1,S2 là 6 điểm (theo công thức tính nhanh, chú ý 2 nguồn ngược pha nhá)
Số điểm CT trên S1S2 là 7 điểm
=> Số điểm CĐ trên đường tròn bao quanh S1S2 là 6.2 = 12
Số điểm CT trên đường tròn bao quanh S1S2 là 7.2 = 14


(Số điểm CĐ, CT trên đường tròn luôn chẵn nên nhìn đáp án cũng thấy, đỡ phải tính :D:D:D:D)

nói thật nhé, tớ chẳng cần cậu trả lời bằng mấy đáp án mà hướng dẫn như thế đâu nhé như thế này chỉ làm mất thời gian của cậu và của tớ, cậu bảo áp dụng công thức thì công thức nào có phải ai cũng có công thức đâu. Thế này lại chẳng ai làm giúp mình hẳn hoi cả roi.@-)/:):-SS:(
 
T

tomhum9x

sao lại có
điểm M dđ cùng pha với nguồn nằm trên đường trung trực AB có k = 3 và điểm M nằm trên trung trực của AB à, tớ khong hỉu giải thích giúp nhé.
Thì câu hỏi là tìm khoảng cách từ điểm dao động cùng pha gần nhất với nguồn đùng không? =>Gọi điểm đó là P đi (xin lỗi tớ không chú ý là có điểm M làm cậu hiểu nhầm:D), P thuộc đường trung trực AB => P sẽ chạy trên trên đường trung trực AB.
Gọi khoảng cách từ P tới nguồn A là d => d nhỏ nhất khi và chỉ khi P gần Trung điểm O của AB nhất.
Mà tại O dao động ngược pha (d=(k+1/2)/lamda) với nguồn với k=2 => điểm dao động cùng pha gần nhất với nguồn có k=3
=> d = k.lamda =3.10 = 30 (do tại P dao động cùng pha với nguồn)
 
T

tomhum9x

áp dụng công thức nào mới ra được như thế, cậu làm thế này thì bằng đánh đố tơ à.

M2S1-M2S2=36 = k.lamda (1)
M1S2-M1S1=12 = (k + 8).lamda (2)
=> thay k = 36/lamda ở (1) vào 2 => lamda = 3
do 2 nguồn cùng pha nên số vân cực đại là
-S1S2/lamda \leq k \leq S1S2/lamda
=> -10/3 \leq k \leq 10/3
=> -3.33 \leq k \leq 3.33
=> k = -3,-2,-1,0,1,2,3 => có 7 điểm CĐ
Số vân cực tiểu:
-S1S2/lamda - 1/2 \leq k \leq S1S2/lamda - 1/2
Giải ra ta có -3.833 \leq k \leq 2.833
=> k = -3,-2,-1,0,1,2 => có 6 điểm CT
 
T

tomhum9x

nói thật nhé, tớ chẳng cần cậu trả lời bằng mấy đáp án mà hướng dẫn như thế đâu nhé như thế này chỉ làm mất thời gian của cậu và của tớ, cậu bảo áp dụng công thức thì công thức nào có phải ai cũng có công thức đâu. Thế này lại chẳng ai làm giúp mình hẳn hoi cả roi.@-)/:):-SS:(

:D:D thông cảm nhá...viết công thức dài nên...:D:D
Đối với 2 nguồn ngược pha thì sẽ ngược lại với 2 nguồn cùng pha
Số điểm CĐ của 2 nguồn cùng pha sẽ là số điểm CT của 2 nguồn ngược pha
Số điểm CT của 2 nguồn cùng pha sẽ là số điểm CĐ của 2 nguồn ngược pha
Công thức số điểm CĐ, CT 2 nguồn cùng pha như bài 2 ấy, mình viết ra ùi đó...:D:D:D
 
K

khanhnguyenxxx

câu hỏi

1.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì dao động của con lắc là 0,4 (s). Chọn trục x'x thẳng đứng chiều dương hướng xuống và gốc tọa độ tại vị trí cân g, gốc thời gian t = 0 khi vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Lấy g = 10 m/s2 và π2 = 10. Biết rằng ở thời điểm t = 1/30 (s) thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng 0. Biên độ dao động của con lắc là ?
2.
Hai con lắc đơn cùng chiều dại và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường có phương thẳng đứng hướng xuống. Gọi T0 là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện q1 và q2 thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T1 và T2, biết T1 = 5T0 và ; tỉ số là ?
3.
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(πt + π/3) cm. Kể từ lúc t = 0, chất điểm qua li độ x= -5 cm lần thứ 2012 tại thời điểm ?
4.
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 20cos(2πt) cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Tốc độ trung bình lớn nhất của chất điểm khi chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có thế năng bằng động năng kế tiếp là ?
5.
Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch, AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch MB có điện trở R mắc nối tiếp với tụ C, tụ điện có dung kháng gấp hai lần điện trở R. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB và hệ số công suất của mạch AB khi cuộn cảm có giá trị L1 lần lượt là U1 và cosφ1; khi cuộn cảm có giá trị L2 thì các giá trị tương ứng nói trên là U2 và cosφ2. Biết L2 = 2L1, U1 = 2U2. Giá trị của cosφ1; cosφ2 là ?
6.
Một mạch dao động LC lí tưởng có điện tích cực đại Q0 = 10-6 C, chu kì dao động tự do là T. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian |i|>=pi (với i là cường độ dòng điện qua mạch) là 2T/3. Tần số dao động của mạch là ?

Giải giúp mình cái thank mấy bạn
 
T

tomhum9x

Câu 1:
Ta có T = 0.4 s
t = 1/30 s = > t = T/12.
=> Ở thời điểm t = 1/30s thì vật từ vị trí cân bằng đi lên vị trí có li độ A/2.
Tại đây lực đàn hồi có độ lớn bằng 0 => denta L = A/2
Ta lại có w bình phương = g/ denta L => denta L = g/(w bình phương) = 10/((4.pi^2)/0.4^2) = 0.04m
=> A = 2.denta L = 2. 0.04 = 0.08m

Câu 2:...Tỉ số là tỉ số giữa 2 cái j rứa bạn??

Câu 3:
Ta có w = pi => T = 2.
Lúc t = 0 thì vật đang hướng về vị trí cân bằng từ cị trí có li độ A/2
Trong 1T vật đi qua x=-5 tất cả 2 lần => trong 2012 lần thì vật đi hết 1006T
Trong 1005T vật đi tới vị trí x=A/2 =5cm với tất cả 2010 lần
Khi vất qua vị trí x=-5cm lần thứ 2012 thì có t = 1005T + T/2 = 2011s
Vậy vật qua li độ x=-5cm tại thời điểm t = 2011s

Câu 4:
Ta có T=1s
Khi động năng bằng thế năng thì W = Wđ + Wt = 2Wt
=> 1/2. kA^2 = k.x^2 =>x = A/( căn 2)
=> Vị trí mà động năng bằng thế năng là x = A/( căn 2)
Thời gian chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có thế năng bằng động năng kế tiếp là t = T/4 = 1/4 s
Stb = Vtb . t mà t không đổi => Vtb lớn nhất thì Stb lớn nhất => Stb = 2.A/(căn 2) =A.căn2 = 10căn2
=> Tốc độ trung bình lớn nhất là Vtb = Stb/t = (10căn2)/(1/4) = 40căn2 (cm/s)

Câu 5:
Ta có Zc = 2R
Zl2 = 2Zl1
U1 = 2U2
Khi L=L1 =>Zl = Zl1 => Z1^2= R^2 + Zc^2 + Zl1^2 - 2Zl1.Zc
= 5R^2 + Zl1^2 - 4Zl1.R (do Zc = 2R) (1)
Khi L=L2 =>Zl = Zl2 => Z2^2= R^2 + Zc^2 + Zl2^2 - 2Zl2.Zc
= 5R^2 + Zl2^2 - 4Zl2.R (do Zc = 2R) = 5R^2 + 4Zl1^2 - 8Zl1.R (do Zl2 = 2.Zl1) (2)
Ta lại có U1=2U2 => I1=2I2 (do Zmb không đổi) => U/Z1 = 2.U/Z2
=> 2Z1 = Z2 => 4Z1^2 = Z2^2 (3)
Thay (1),(2) vào (3) ta được 15.R^2 = 8.Zl1.R => 15R =8Zl1 =>Zl1 = R.15/8
Thay Zl1 = R.15/8; Zc = 2R vào (1) => Z1 theo R => Cos (@1) = R/Z1 =0.9922
Thay Zl1 = R.15/8; Zc = 2R vào (2) => Z2 theo R => cos (@2) = R/Z2 =0.4961

Câu 6:
Ta có 2T/3 = 4T/6 =>khoảng thời gian |i|>=pi (với i là cường độ dòng điện qua mạch) là 2T/3 thì vật đi đc 4 lần T/6. Mà |i|>=pi => Io /2 = pi với Io là cường độ dòng điện cực đại
=> Io =2.pi. (Đang xét trên chuyển động tròn đều với biên độ Io, i sẽ chạy từ vị trí i = Io/2 theo chiều dương về trở lại Io/2 theo chiều âm. và từ vị trí i = -Io/2 theo chiều âm về vị trí i = -Io/2 theo chiều dương => đc 2T/3)
Ta lại có w.Qo = Io => 2pi.f.Qo = 2pi => f = 1/Qo = 1000000 Hz (với Qo = 10^-6 c)
Bạn xem lại giá trị Qo giùm nha...:D:D
 
K

khanhnguyenxxx

câu 2 là tỉ số của q1 trên q2 đó bạn.hì
bạn qua topic Giải đáp thắc mắc trong khóa luyện giải đề thi môn Vật lý 2012-Thầy Đặng Việt HÙng cho nó rôm rả nha bạn.hì
 
Top Bottom