dao dong co

T

tjumaj

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Một con lắc đơn gồm quả cầu tích điện buộc vào sợi dây mảnh cách điện dài 1,4m. Con lắc đơn được treo trong điện trường đều của một tụ điện phẳng có các bản đặt thẳng đứng, tại nơi có g=9,8 (m/s2). Khi vật ở vị trí cân bằng, sợi dây lệch 30 độ so với phương thẳng đứng. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Xác định chu kì dao động bé của con lắc đơn
A/ 2,21s B/ 2,24s C/ 2,35 s D/ 4,32s


2/ Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khói lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 100N/m. Đặt con lắc trên mặt phẳng nằm nghiêng góc a = 60 độ so với mặt phẳng nằm ngang. Từ vị trí cân bằng kéo vật đến vị trí cách vị trí cân bằng là 5cm, rồi thả nhẹ không tốc độ đầu. Do ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm nghiêng nên sau 10 dao động vật dừng lại. Lấy g=10 (m/s2). Hệ số ma sát giữa vật và ,mặt phẳng nghiêng là:
A/ 0.03 B/ 0.025 C/ 0.0125 D/ 0.015
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Câu 1: là dao đông của con lắc đơn khi chịu tác dụng của ngoại lực "dạng toán này hocmai.vatli đã hướng dẫn các em tìm ra công thức tính g' rồi nhé"
[TEX]g'=\sqrt{g^2+(\frac{F_d}{m})^2}[/TEX] (1)
Theo bài có: [TEX]tan30^0=\frac{F_d}{P}\Rightarrow F_d=mg.\frac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow \frac{F_d}{m}=\frac{g}{\sqrt{3}}[/TEX] (2)
Thay (2) vào (1) \Rightarrow g' \Rightarrow T' em nhé
Câu 2:
Lực ma sát trượt của vật trên mặt phẳng nghiêng: [TEX]F_{ms}=\mu .N=\mu mg.cos\alpha [/TEX] (N là phản lực)
Số dao động của vật thực hiện được cho đến khi dừng lại:
[TEX]N=\frac{A}{\Delta A}=\frac{Ak}{4.F_{ms}}=\frac{Ak}{4.\mu mg.cos\alpha }\Rightarrow \mu =\frac{kA}{4mgN.cos\alpha }[/TEX]
A=5cm
 
Top Bottom