Sử Danh nhân văn hóa lỗi lạc thế kỷ 16

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tên húy là Văn Đạt. Ông sinh năm Tân Hợi (1491), người làng Trung Am, xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo). Ông nội Trạng Trình là cụ Văn Tĩnh, thân phụ là cụ Văn Định, cả 2 người đều là nho sĩ, chỉ chuyên nghề dạy học, bốc thuốc. Riêng cụ Văn Định có học vấn được sung vào Trường Quốc Tử Giám (sinh viên Trường Quốc học). Thân mẫu Trạng Trình là bà Nhữ Thị Thục, con gái Thượng thư Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, người làng Tử Hạ, xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng). Bà bẩm tính thông tuệ, học rộng, văn hay, am hiểu thuật số, lại có chí hướng phò vua giúp nước của đấng trượng phu. Bà cùng chồng hết sức dạy dỗ con mình khi còn nhỏ.
Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm phục dựng nhiều nghi lễ truyền thống.
Bài tựa tập “Bạch Vân am thi tập”, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Tôi thuở nhỏ được dạy dỗ ở gia đình, lớn lên ra làm quan, về già chí hướng ở nhàn dật”. Tuy học vấn uyên thâm, nhưng Văn Đạt chỉ ở nhà dạy học, làm thơ, học trò nhiều nơi mến mộ đến theo học rất đông, nhiều người thành đạt. Thời ấy, các vua nhà Hậu Lê như Tương Dực, Uy Mục hèn yếu, trụy lạc làm khổ nhân dân, bị gọi là “vua quỷ”, “vua lợn”, nên bị An Hưng Vương Mạc Đăng Dung lật đổ, lập ra triều Mạc. Khi Mạc Thái Tổ nhường ngôi cho con trai Mạc Đăng Doanh, vị vua sáng suốt, trọng hiền tài, thương dân nên đất nước phồn thịnh. Văn Đạt thấy đây là dịp mình có thể trổ tài phò vua, giúp nước.
Năm Giáp Ngọ (1534), ông đổi tên là Bỉnh Khiêm dự thi Hương, đậu Hương Nguyên. Năm Ất Mùi (1535), ông dự thi Hội, đậu Hội Nguyên, rồi vào thi Đình đậu Trạng Nguyên. Lịch sử thi cử Nho học nước ta, hiếm người được như thế. Vì vậy, trong văn tế thầy, môn sinh Đinh Thì Trung viết: “Ba cửa vũ môn bay nhảy, năm trường sĩ tử thảy tri danh…”. Sau khi đậu Trạng Nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đến chức Đông các Hiệu thư, Hữu thị lang Bộ Hình kiêm Đông các Đại học sĩ. Đến mùa thu năm Nhâm Dần (1542), ông dâng sớ xin chém 18 quan nịnh thần, trong đó có cả cha con Phạm Quỳnh- Phạm Dao là thông gia và con rể. Vua không chấp nhận, ông lập tức treo ấn từ quan, về quê lập am Bạch Vân và quán Trung Tân để làm thơ, dạy học, khi rảnh rỗi thì dạo chơi núi cao sông rộng, vịnh phú, ngâm thơ, làm bạn với cả trẻ chăn trâu, người lấy củi, bác nông dân, ông chài bắt cá… Ông hòa nhã, thân thiện hay giúp người nghèo đói, vận hạn nên đi đến đâu cũng được dân nhớ, ở đâu cũng được dân thương. Do đó, ông rút ra nâng lên thành quy luật: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Đắc quốc ưng tri tại đắc dân”, nghĩa là: “Từ xưa đến nay nước lấy dân làm gốc/ Được nước là do được dân”. Lời bất hủ này nay được UBND xã Lý Học và Ban Quản lý Di tích đền thờ Trạng Trình ở Trung Am treo ngay ở đền.
Năm 1985, Lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, đại diện Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam cùng Ban Cổ- Trung đại Viện Văn học tham gia Ban Tổ chức. Năm 1991, Viện Khoa học Xã hội ViệtNamvà Sở Văn hóa- Thông tin thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo: “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc”, mời 27 nhà khoa học các chuyên ngành tham gia. Năm 2015, Viện Văn học Việt Nam cùng UBND thành phố tổ chức hội thảo “Di sản văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm- Tư tưởng và khuynh hướng thẩm mỹ”.
Đến nay, UBND thành phố tôn tạo đền Trung Am, phục dựng quán Trung Tân, am Bạch Vân, xây dựng khu tưởng niệm khang trang, to đẹp rộng đến 30 ha, Di tích được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Thành phố tổ chức giải thưởng khoa học Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặt tên trường học, đường phố Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nội đô thành phố. Ở huyện Tiên Lãng, phục dựng đền thờ An Tử Hạ thờ tiến sĩ Nhữ Văn Lan, làm đường Nhữ Văn Lan từ trung tâm huyện Tiên Lãng đến xã Vinh Quang, trùng tạo Nhữ- Nguyễn từ đường, xây dựng Mả Nghè, nơi đặt phần mộ gia đình cụ Nhữ Văn Lan, trường THPT huyện, thư viện cũng mang tên Nhữ Văn Lan. Lãnh đạo thành phố giao Hội đồng Lịch sử cộng tác với Viện Văn học Việt Nam nghiên cứu, biên soạn “Tổng tập Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm” dày 1.002 trang, khổ 14,5x20,5 cm. Thành phố đã đề nghị và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

inbound3945196986459830553.jpg

Nguồn: đất và người quân khu 3
 
Top Bottom