Văn 11 Dành cho học sinh lớp 11 HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP HỌC CÁCH VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Dawn Nguyễn

Học sinh
Thành viên
21 Tháng sáu 2018
59
34
26
22
Gia Lai
THPT Quang Trung An Khê
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
*Dạng đề gì?
-Phân tích, cảm nhận một đoạn thơ không có định hướng cho sẵn ở đề bài.
*Nêu công thức chung làm bài dạng đề đó ?
I.Mở bài:
-Dẫn nhập, giới thiệu tác giả + tác phẩm
-Nêu luận đề: (Nội dung chính của đoạn thơ)
-Trích dẫn đoạn thơ ra
II.Thân bài:
1.Khái quát chung:
-Bổ sung thông tin về tác giả, tác phẩm
-Tóm lược các đoạn thơ trước và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ sắp phân tích.
2.Phân tích, cảm nhận cụ thể đoạn thơ:
Vài gợi ý:
-Thường phân tích theo lối cắt ngang
-Phân tích từ nghệ thuật --> đến nội dung
-Nghệ thuật: vần điệu, cách ngắt nhịp, phối thanh, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...
3.Tổng hợp, đánh giá:
a) Ý nghĩa nội dung tư tưởng của đoạn thơ
b) Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ
III.Kết bài:
-Đánh giá chung về đoạn thơ + luận đề;
-Khẳng định sức sống của bài thơ và vị trí, đóng góp của nhà thơ đó trên thi đàn;
-Suy nghĩ, liên tưởng thêm của người viết...
*Xác định luận đề?
-Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tình người tha thiết
* Lập dàn ý đề bài: (Cảm nhận đoạn thơ trên)
=> Dựa vào dàn ý chung ở trên, ta có thể xây dựng dàn bài như sau:
I.Mở bài:
-Dẫn nhập, giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử + bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
+Hàn Mặc Tử: Là nhà thơ có số phận bất hạnh.
Nhà thơ lớn có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới.
Tác phẩm chính: Gái quê, Đau thương, Chơi giữa mùa trăng, …
Chế Lan Viên từng nhận xét: Hàn Mặc Tử “là ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”
+Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
Rút từ tập “Thơ điên” (sau đổi lại là “Đau thương” – 1938), lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, sau tác giả đổi lại Đây thôn Vĩ Dạ”.
Bài thơ viết năm 1938, khơi nguồn từ bức bưu ảnh do Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho nhà thơ, kèm lời thăm hỏi. Hàn Mặc Tử đã nhìn bức bưu ảnh đó và tưởng tượng ra thôn Vĩ trong bài thơ nổi tiếng của mình.
-Nêu luận đề: (Nội dung chính của đoạn thơ) Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tình người tha thiết
-Trích dẫn đoạn thơ ra:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
II.Thân bài:
1.Khái quát chung:
-Bổ sung thông tin về tác giả, tác phẩm
-Vị trí của đoạn thơ và nêu cảm nhận chung:
Đoạn thơ mở đầu là những hoài niệm kết tinh từ tình yêu da diết về cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng lúc hừng đông, con người xứ Huế đôn hậu, tình người tha thiết, khao khát hướng thiện…
2.Phân tích, cảm nhận cụ thể đoạn thơ: (Phân tích theo lối cắt ngang)
a). Câu thơ mở đầu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
-Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái ý nghĩa:
+Một lời hỏi
+Một lời trách móc
+Một lời mời mọc ân cần
-Vĩ Dạ: là một thôn xóm trù phú, xinh đẹp, nép mình bên dòng sông Hương thơ mộng. Trước đây, có tên là Vĩ Dã ( cánh đồng lau sậy) . Sau này, người Huế gọi là Vĩ Dạ.
 Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ: như là lời đối thoại phân thân giữa hai nhân vật trữ tình. Đằng sau câu hỏi đó là tình cảm yêu mến thôn Vĩ, là lời mời mọc tha thiết, là tình người gắn bó với quê hương xứ Huế.
b). Ba câu thơ sau:
“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
-Câu thơ: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”
+“ nắng hàng cau” : Không gian thực
+ “nắng mới lên”: Thời gian vận động
- Câu thơ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
+Thủ pháp so sánh “xanh như ngọc” : màu sắc trừu tượng, gợi tả sự trong trẻo, thanh khiết, nhà vườn xứ Huế trù phú, tốt tươi.
-Câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
+Nghệ thuật cách điệu hóa tượng trưng
+ Mặt chữ điền: mặt vuông chữ điền kiểu phúc hậu theo quan niệm tướng mạo thời xưa.
(Liên hệ ca dao:
“Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”)
Hình ảnh “Mặt chữ điền” chỉ người thôn Vĩ, những cô gái, chàng trai phúc hậu, , đáng yêu. Sau những hàng tre trúc thấp thoáng nơi nhà vườn xứ Huế, có bóng ai đó nhẹ nhàng, dễ thương.
 Khổ thơ đầu đã khắc họa bức tranh thôn Vĩ hữu tình lúc hừng đông. Cảnh và người xứ Huế mộng mơ.
 Đằng sau những câu thơ viết về thôn Vĩ trù phú, tốt tươi là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên. Đó là tâm hồn của tác giả luôn hướng về cái thiện, niềm khao khát sống mãnh liệt, khao khát tình đời, tình người.
3.Tổng hợp, đánh giá:
a) Ý nghĩa nội dung tư tưởng của đoạn thơ:
-Đoạn thơ thể hiện được vẻ đẹp bức tranh phong cảnh thôn Vĩ hữu tình vào buổi hừng đông. Khổ thơ là bức tranh xinh đẹp về cảnh và người xứ Huế. Lồng vào đó là tình người và lòng yêu tiên nhiên sâu đậm, lòng khao khát cháy bỏng với cuộc đời của nhà thơ.
b) Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ:
-Trí tưởng tượng phong phú;
-Thủ pháp so sánh, đối lập, cách điệu hóa tượng trưng..
-Từ ngữ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm.
III.Kết bài:
-Đánh giá chung về đoạn thơ + luận đề (bức tranh thôn Vĩ Dạ lúc hừng đông và tâm tình con người xứ Huế);
-Khẳng định sức sống của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và vị trí, đóng góp của nhà thơ Hàn Mặc Tử trên thi đàn Việt Nam;
-Suy nghĩ, liên tưởng thêm của người viết... (Từ đoạn thơ, có điều kiện hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu sâu nặng của thi sĩ đa tình Hàn Mặc Tử với xứ Huế thân thương ).
*Tập viết đoạn mở bài?
-Dẫn nhập, giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử + bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
-Nêu luận đề: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tình người tha thiết
-Trích dẫn đoạn thơ ra:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
 Từ các ý chính, ta có phần mở bài như sau: (tham khảo)
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có số phận bất hạnh. Ông có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới với các tác phẩm chính: “Gái quê”, “Đau thương”, “Chơi giữa mùa trăng”, … Chế Lan Viên từng nhận xét: Hàn Mặc Tử “là ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” rút từ tập “Thơ điên” (sau đổi lại là “Đau thương” – 1938), lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, sau tác giả đổi lại “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ viết năm 1938, khơi nguồn từ bức bưu ảnh do Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho nhà thơ, kèm lời thăm hỏi. Hàn Mặc Tử đã nhìn bức bưu ảnh đó và tưởng tượng ra thôn Vĩ trong bài thơ nổi tiếng của mình. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tiếng lòng của một người con tha thiết yêu đời, yêu người. Khổ thơ mở đầu đã thể hiện điều ấy:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
*Tập viết đoạn kết bài?
-Đánh giá chung về đoạn thơ + luận đề (bức tranh thôn Vĩ Dạ lúc hừng đông và tâm tình con người xứ Huế);
-Khẳng định sức sống của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và vị trí, đóng góp của nhà thơ Hàn Mặc Tử trên thi đàn Việt Nam;
-Suy nghĩ, liên tưởng thêm của người viết... (Từ đoạn thơ, có điều kiện hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu sâu nặng của thi sĩ đa tình Hàn Mặc Tử với xứ Huế thân thương ).
 Từ các ý chính, ta có phần kết bài như sau: (tham khảo)
Đoạn thơ là một tứ thơ đẹp. Chỉ qua một vài nét chấm phá, khung cảnh thôn Vĩ lúc hừng đông hiện lên thật sống động và thắm đượm tình người. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một thi phẩm đặc sắc, mang đậm chất trữ tình lãng mạn và những nét riêng trong bút pháp của tác giả. Vì lẽ đó, Hàn Mặc Tử càng khẳng định vị trí của ông trên thi đàn Việt Nam và được người đọc mến mộ. Từ những vần thơ của ông, chúng ta có điều kiện hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu sâu nặng của thi sĩ đa tình đối với xứ Huế thân thương..
_____________________Hết______________________
 
  • Like
Reactions: ngocvan9999

Chii Chii

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng năm 2018
391
240
66
Hải Phòng
Đại học mơ ước
Đề bài:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
*Dạng đề gì?
-Phân tích, cảm nhận một đoạn thơ không có định hướng cho sẵn ở đề bài.
*Nêu công thức chung làm bài dạng đề đó ?
I.Mở bài:
-Dẫn nhập, giới thiệu tác giả + tác phẩm
-Nêu luận đề: (Nội dung chính của đoạn thơ)
-Trích dẫn đoạn thơ ra
II.Thân bài:
1.Khái quát chung:
-Bổ sung thông tin về tác giả, tác phẩm
-Tóm lược các đoạn thơ trước và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ sắp phân tích.
2.Phân tích, cảm nhận cụ thể đoạn thơ:
Vài gợi ý:
-Thường phân tích theo lối cắt ngang
-Phân tích từ nghệ thuật --> đến nội dung
-Nghệ thuật: vần điệu, cách ngắt nhịp, phối thanh, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...
3.Tổng hợp, đánh giá:
a) Ý nghĩa nội dung tư tưởng của đoạn thơ
b) Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ
III.Kết bài:
-Đánh giá chung về đoạn thơ + luận đề;
-Khẳng định sức sống của bài thơ và vị trí, đóng góp của nhà thơ đó trên thi đàn;
-Suy nghĩ, liên tưởng thêm của người viết...
*Xác định luận đề?
-Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tình người tha thiết
* Lập dàn ý đề bài: (Cảm nhận đoạn thơ trên)
=> Dựa vào dàn ý chung ở trên, ta có thể xây dựng dàn bài như sau:
I.Mở bài:
-Dẫn nhập, giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử + bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
+Hàn Mặc Tử: Là nhà thơ có số phận bất hạnh.
Nhà thơ lớn có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới.
Tác phẩm chính: Gái quê, Đau thương, Chơi giữa mùa trăng, …
Chế Lan Viên từng nhận xét: Hàn Mặc Tử “là ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”
+Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
Rút từ tập “Thơ điên” (sau đổi lại là “Đau thương” – 1938), lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, sau tác giả đổi lại Đây thôn Vĩ Dạ”.
Bài thơ viết năm 1938, khơi nguồn từ bức bưu ảnh do Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho nhà thơ, kèm lời thăm hỏi. Hàn Mặc Tử đã nhìn bức bưu ảnh đó và tưởng tượng ra thôn Vĩ trong bài thơ nổi tiếng của mình.
-Nêu luận đề: (Nội dung chính của đoạn thơ) Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tình người tha thiết
-Trích dẫn đoạn thơ ra:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
II.Thân bài:
1.Khái quát chung:
-Bổ sung thông tin về tác giả, tác phẩm
-Vị trí của đoạn thơ và nêu cảm nhận chung:
Đoạn thơ mở đầu là những hoài niệm kết tinh từ tình yêu da diết về cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng lúc hừng đông, con người xứ Huế đôn hậu, tình người tha thiết, khao khát hướng thiện…
2.Phân tích, cảm nhận cụ thể đoạn thơ: (Phân tích theo lối cắt ngang)
a). Câu thơ mở đầu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
-Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái ý nghĩa:
+Một lời hỏi
+Một lời trách móc
+Một lời mời mọc ân cần
-Vĩ Dạ: là một thôn xóm trù phú, xinh đẹp, nép mình bên dòng sông Hương thơ mộng. Trước đây, có tên là Vĩ Dã ( cánh đồng lau sậy) . Sau này, người Huế gọi là Vĩ Dạ.
 Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ: như là lời đối thoại phân thân giữa hai nhân vật trữ tình. Đằng sau câu hỏi đó là tình cảm yêu mến thôn Vĩ, là lời mời mọc tha thiết, là tình người gắn bó với quê hương xứ Huế.
b). Ba câu thơ sau:
“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
-Câu thơ: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”
+“ nắng hàng cau” : Không gian thực
+ “nắng mới lên”: Thời gian vận động
- Câu thơ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
+Thủ pháp so sánh “xanh như ngọc” : màu sắc trừu tượng, gợi tả sự trong trẻo, thanh khiết, nhà vườn xứ Huế trù phú, tốt tươi.
-Câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
+Nghệ thuật cách điệu hóa tượng trưng
+ Mặt chữ điền: mặt vuông chữ điền kiểu phúc hậu theo quan niệm tướng mạo thời xưa.
(Liên hệ ca dao:
“Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”)
Hình ảnh “Mặt chữ điền” chỉ người thôn Vĩ, những cô gái, chàng trai phúc hậu, , đáng yêu. Sau những hàng tre trúc thấp thoáng nơi nhà vườn xứ Huế, có bóng ai đó nhẹ nhàng, dễ thương.
 Khổ thơ đầu đã khắc họa bức tranh thôn Vĩ hữu tình lúc hừng đông. Cảnh và người xứ Huế mộng mơ.
 Đằng sau những câu thơ viết về thôn Vĩ trù phú, tốt tươi là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên. Đó là tâm hồn của tác giả luôn hướng về cái thiện, niềm khao khát sống mãnh liệt, khao khát tình đời, tình người.
3.Tổng hợp, đánh giá:
a) Ý nghĩa nội dung tư tưởng của đoạn thơ:
-Đoạn thơ thể hiện được vẻ đẹp bức tranh phong cảnh thôn Vĩ hữu tình vào buổi hừng đông. Khổ thơ là bức tranh xinh đẹp về cảnh và người xứ Huế. Lồng vào đó là tình người và lòng yêu tiên nhiên sâu đậm, lòng khao khát cháy bỏng với cuộc đời của nhà thơ.
b) Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ:
-Trí tưởng tượng phong phú;
-Thủ pháp so sánh, đối lập, cách điệu hóa tượng trưng..
-Từ ngữ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm.
III.Kết bài:
-Đánh giá chung về đoạn thơ + luận đề (bức tranh thôn Vĩ Dạ lúc hừng đông và tâm tình con người xứ Huế);
-Khẳng định sức sống của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và vị trí, đóng góp của nhà thơ Hàn Mặc Tử trên thi đàn Việt Nam;
-Suy nghĩ, liên tưởng thêm của người viết... (Từ đoạn thơ, có điều kiện hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu sâu nặng của thi sĩ đa tình Hàn Mặc Tử với xứ Huế thân thương ).
*Tập viết đoạn mở bài?
-Dẫn nhập, giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử + bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
-Nêu luận đề: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tình người tha thiết
-Trích dẫn đoạn thơ ra:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
 Từ các ý chính, ta có phần mở bài như sau: (tham khảo)
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có số phận bất hạnh. Ông có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới với các tác phẩm chính: “Gái quê”, “Đau thương”, “Chơi giữa mùa trăng”, … Chế Lan Viên từng nhận xét: Hàn Mặc Tử “là ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” rút từ tập “Thơ điên” (sau đổi lại là “Đau thương” – 1938), lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, sau tác giả đổi lại “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ viết năm 1938, khơi nguồn từ bức bưu ảnh do Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho nhà thơ, kèm lời thăm hỏi. Hàn Mặc Tử đã nhìn bức bưu ảnh đó và tưởng tượng ra thôn Vĩ trong bài thơ nổi tiếng của mình. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông và tiếng lòng của một người con tha thiết yêu đời, yêu người. Khổ thơ mở đầu đã thể hiện điều ấy:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền "
*Tập viết đoạn kết bài?
-Đánh giá chung về đoạn thơ + luận đề (bức tranh thôn Vĩ Dạ lúc hừng đông và tâm tình con người xứ Huế);
-Khẳng định sức sống của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và vị trí, đóng góp của nhà thơ Hàn Mặc Tử trên thi đàn Việt Nam;
-Suy nghĩ, liên tưởng thêm của người viết... (Từ đoạn thơ, có điều kiện hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu sâu nặng của thi sĩ đa tình Hàn Mặc Tử với xứ Huế thân thương ).
 Từ các ý chính, ta có phần kết bài như sau: (tham khảo)
Đoạn thơ là một tứ thơ đẹp. Chỉ qua một vài nét chấm phá, khung cảnh thôn Vĩ lúc hừng đông hiện lên thật sống động và thắm đượm tình người. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một thi phẩm đặc sắc, mang đậm chất trữ tình lãng mạn và những nét riêng trong bút pháp của tác giả. Vì lẽ đó, Hàn Mặc Tử càng khẳng định vị trí của ông trên thi đàn Việt Nam và được người đọc mến mộ. Từ những vần thơ của ông, chúng ta có điều kiện hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu sâu nặng của thi sĩ đa tình đối với xứ Huế thân thương..
_____________________Hết______________________
Bạn đăng nhiều nữa nha
 
Top Bottom