Hóa 9 Dạng toán xác định kim loại M

huyenthuong18

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2021
100
89
36
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hai cốc thủy tinh A, B đựng dung dịch HCl dư đặt trên hai đĩa cân, thấy cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc A và 4,79 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B. Sau khi các muối đã hòa tan hoàn toàn thấy cân trở lại vị trí thăng bằng. Hãy xác định M.
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Hai cốc thủy tinh A, B đựng dung dịch HCl dư đặt trên hai đĩa cân, thấy cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc A và 4,79 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B. Sau khi các muối đã hòa tan hoàn toàn thấy cân trở lại vị trí thăng bằng. Hãy xác định M.
* Cốc A:
[TEX]CaCO_3 + 2HCl \rightarrow CaCl_2 + CO_2 + H_2O[/TEX]

[TEX]n_{CaCO_3}=0,05(mol) \rightarrow n_{CO_2}=0,05(mol)[/TEX]

[TEX]m_{cốc A} (sau pứ) = m_{dd HCl}+5-0,05.44=m_{ddHCl}+2,8(g) [/TEX]

Vậy sau phản ứng, cốc A tăng lên 2,8 (g)

Theo đề bài, sau khi các chất tan hoàn toàn, cân lại thăng bằng => cốc B cũng tăng 2,8 (g)

* Cốc B:
[TEX]M_2CO_3 + 2HCl \rightarrow 2MCl + CO_2 + H_2O[/TEX]

[TEX]n_{CO_2}=n_{M_2CO_3}=\dfrac{4,79}{2M+60}(mol)[/TEX]

Sau phản ứng:
[TEX]m_{tăng}=4,79-44.\dfrac{4,79}{2M+60}=2,8(g)[/TEX]

Từ đây ta giải ra : [TEX]M=23(Na)[/TEX]
________
Có gì không hiểu bạn cứ hỏi ở dưới topic nha!
Chúc bạn học tốt! :Tonton1
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
View attachment 186223
Cho em hỏi chỗ này là BTKL đk ạ? Nếu vậy thì m dd HCl + 2,8 cũng chính là mCaCl2 + m H2O ạ?
Xin lỗi em vì giờ chị mới online được nè :3
Đúng như em nói là BTKL nhưng chị không hiểu ý sau của em cho lắm :v
____________________
Em cứ tưởng tượng :
- Có 1 cái cốc
- Đổ 1 lượng dd HCl vào => Khi đó khối lượng của cốc là khối lượng của dd HCl đúng không nào?
- Sau đó cho 5g CaCO3 vào cốc => tức là khối lượng cốc tăng lên 5(g)
- Sau phản ứng, có khí thoát ra => khối lượng của cốc sẽ bị hụt đi đúng bằng khối lượng khí thoát ra.
Do đó, BTKL ta có:
[TEX]m_{cốcA} = m_{ddHCl}+m_{CaCO_3}- m_{CO_2}=m_{ddHCl}+5-0,05.44=m_{ddHCl}+2,8(g)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow[/TEX] Vậy là sau phản ứng, khối lượng cốc A sẽ tăng lên 2,8 (g) so với khối lượng cốc A ban đầu ^^
__________
Đến đây em hiểu chưa nè? Không hiểu em cứ hỏi xuống dưới nha!
Chúc em học tốt! :Tonton1
 

huyenthuong18

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2021
100
89
36
Xin lỗi em vì giờ chị mới online được nè :3
Đúng như em nói là BTKL nhưng chị không hiểu ý sau của em cho lắm :v
____________________
Em cứ tưởng tượng :
- Có 1 cái cốc
- Đổ 1 lượng dd HCl vào => Khi đó khối lượng của cốc là khối lượng của dd HCl đúng không nào?
- Sau đó cho 5g CaCO3 vào cốc => tức là khối lượng cốc tăng lên 5(g)
- Sau phản ứng, có khí thoát ra => khối lượng của cốc sẽ bị hụt đi đúng bằng khối lượng khí thoát ra.
Do đó, BTKL ta có:
[TEX]m_{cốcA} = m_{ddHCl}+m_{CaCO_3}- m_{CO_2}=m_{ddHCl}+5-0,05.44=m_{ddHCl}+2,8(g)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow[/TEX] Vậy là sau phản ứng, khối lượng cốc A sẽ tăng lên 2,8 (g) so với khối lượng cốc A ban đầu ^^
__________
Đến đây em hiểu chưa nè? Không hiểu em cứ hỏi xuống dưới nha!
Chúc em học tốt! :Tonton1
Em hiểu rồi ạ. Em cảm ơn chị nhiều
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom