Dạng toán tìm số p,n,e.

T

trungthinh.99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Oxit B có công thức là $X_2O$. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Tìm công thức của B.
2. Tổng số hạt cơ bản trong $M^{2+}$ là 80, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm M


*Lưu ý: bài 1 không dùng công thức mở có chia cho 4.
 
Last edited by a moderator:
X

xuanloc_97

1. ta có: 2(2pX + nX ) + 2pO + nO = 92 (vì p=e)
2*2pX + 2pO - nX - nO = 28
ráp nO = 8 và pO = 8 vào
giải 2 PT tính được pX và nX
 
G

goku123123

Ta có hệ
$\begin{cases} 4P_X+(2n_X+n_O)=76 \\ 4P_X-(2n_X+n_O)=12 \end{cases}$
\Leftrightarrow $\begin{cases} P_X=11 \\ 2n_X+n_O=32 \end{cases}$
\Rightarrow X là Na
\Rightarrow CT of B là $Na_2O$
 
Last edited by a moderator:
L

lisel

1. Oxit B có công thức là $X_2O$. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Tìm công thức của B.
2. Tổng số hạt cơ bản trong $M^{2+}$ là 80, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm M


*Lưu ý: bài 1 không dùng công thức mở có chia cho 4.
Bài 1:
Ta có hệ:
2p + n = 92
2p - n = 28
giải hệ ta được p = 30 và n = 32
nên A=62
ta có 2X+16=62 nen X=23.
Vậy công thức của B là Na2O.
Nhớ thanks nha!:p
 
T

trungthinh.99

Ta có hệ
$\begin{cases} 4P_X+(2n_X+n_O)=76 \\ 4P_X-(2n_X+n_O)=12 \end{cases}$
\Leftrightarrow $\begin{cases} P_X=11 \\ 2n_X+n_O=32 \end{cases}$
\Rightarrow X là Na
\Rightarrow CT of B là $Na_2O$

Nhỡ họ không cho dùng bảng tuần hoàn thì sao nhỉ ? :D :D :D

Chắc tiêu đời =))
 
Last edited by a moderator:
T

trungthinh.99

Bài 1:
Ta có hệ:
2p + n = 92
2p - n = 28
giải hệ ta được p = 30 và n = 32
nên A=62
ta có 2X+16=62 nen X=23.
Vậy công thức của B là Na2O.
Nhớ thanks nha!:p


Đúng rồi ! Đây là một cách nhanh gọn ... NHƯNG đối với dạng bài mà không phải công thức của oxit thì cách này lại không áp dụng được... :D

VD: Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử Nitơ là $M_3N_2$ có tổng số hạt cơ bản là 156, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. CTPT X là ? :D



P/s: Đã cảm ơn ! :p
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom