

I, Cơ sở lý thuyết
Như chúng ta đã biết thì gốc [imath]NO_3^-[/imath] là một gốc axit khá kém bền và tất cả các muối của chúng với kim loại thì đều bị nhiệt phân
Trong dãy hoạt động kim loại ta có :
+Các kim loại đứng trước [imath]Mg[/imath] nhiệt phân tạo ra khí [imath]O_2[/imath] và nitrit ([imath]NO_2^-[/imath]) kim loại
+Các kim loại từ [imath]Mg[/imath] đến [imath]Cu[/imath] nhiệt phân tạo ra khí [imath]O_2,NO_2[/imath] và oxit kim loại
+ các kim loại từ [imath]Hg[/imath](thủy ngân) về sau nhiệt phân tạo kim loại [imath]O_2[/imath] và [imath]NO_2[/imath]
II, các lưu ý khi làm bài
-Với các muối nitrat nhiệt phân chỉ tạo [imath]O_2[/imath] và nitrit (thường chỉ xét đến [imath]NaNO_3,KNO_3[/imath] ) thì số mol khí tạo thành bằng một nửa số mol của gốc [imath]NO_3^-[/imath]
Vd:[imath]KNO_3 \to KNO_2 + \dfrac{1}{2}O_2[/imath]
[imath]\to nO_2 = \dfrac{1}{2}.nNO_3^-[/imath]
-Với các muối nitrat nhiệt phân tạo ra khí [imath]O_2,NO_2[/imath] và oxit kim loại (trừ trường hợp của [imath]Fe(NO_3)_2[/imath]) ta luôn có tỉ lệ của [imath]NO_2 : O_2 = 4:1[/imath]
Vd:[imath]Mg(NO_3)_2 \to MgO + 2NO_2 + \dfrac{1}{2}O_2[/imath]
[imath]\to 4nO_2 = nNO_2 = nNO_3^-[/imath]
-Với các muối nhiệt phân tạo tạo kim loại [imath]O_2[/imath] và [imath]NO_2[/imath] ta luôn có tỉ lệ [imath]NO_2 : O_2 = 2:1[/imath]
Vd:[imath]AgNO_3 \to Ag + NO_2 + \dfrac{1}{2}O_2[/imath]
[imath]\to 2nO_2 = nNO_2 = nNO_3[/imath]
-Riêng trường hợp của [imath]Fe(NO_3)_2[/imath] ta có tỉ lệ của [imath]NO_2:O_2= 8:1[/imath]
Vd:[imath]4Fe(NO_3)_2 \to2 Fe_2O_3 + 8NO_3 + O_2[/imath]
[imath]\to 8nO_2 = nNO_2 = nNO_3^-[/imath]
- Vì khí tạo ra có cả [imath]NO_2[/imath] và [imath]O_2[/imath] nên bài tập thường hay cho kết hợp với phản ứng tạo ra [imath]HNO_3[/imath]
[imath]4NO_2 + O_2 +2H_2O \to 4HNO_3[/imath]
III, Bài tập
Bài 1 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol [imath]NaNO_3[/imath] và 0,4 mol [imath]KNO_3[/imath] thì thu được [imath]m[/imath] gam khí X . Tính m
Dễ thấy vì đây là 2 kim loại đứng trước [imath]Mg[/imath] nên sản phẩm khí chỉ gồm [imath]O_2[/imath]
Ta có [imath]nNO_3^- = nNaNO_3 + nKNO_3 = 0,2 + 0,4 = 0,6[/imath]
[imath]\to nO_2 = \dfrac{1}{2}nNO_3^- = 0,3[/imath] mol
[imath]\to m = 0,3.32 = 9,6[/imath] gam
Bài 2 : Cho 20 gam hỗn hợp X gồm [imath]Mg,Fe,Cu[/imath] tác dụng với [imath]HNO_3[/imath] dư thu được 82 gam hỗn hợp muối Y chỉ có nitrat kim loại. Nhiệt phân hoàn toàn Y thu được m gam oxit. Tính m
Ta có [imath]m_{muối} = m_X + mNO_3^- \to mNO_3^- = 62 \to nNO_3^- = 1[/imath] mol
Vì đây là các kim loại nằm trong đoạn từ [imath]Mg[/imath] đến [imath]Cu[/imath] nên ta có :
[imath]4nO_2 = nNO_2 = nNO_3^- = 1 \to nO_2 = 0,25[/imath]
[imath]\to m = mY - mO_2 - mNO_2 = 82 - 8 - 46=28[/imath] gam
Bài 3 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp m X gồm [imath]Fe(NO_3)_2[/imath] và [imath]NaNO_3[/imath] thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. cho B vào 800 ml dung dịch [imath]NaOH[/imath] 1M thì thu được dung dịch C chỉ có 1 chất tan và không có khí thoát ra. Tính m
Ta có chất tan trong C chắc chắn là [imath]NaNO_3 : 0,8[/imath] mol
[imath]\to nHNO_3 = 0,8[/imath] mol
[imath]4NO_2 + O_2 +2H_2O \to 4HNO_3[/imath]
0,8<-----------0,2<--------------0,8
Khi nhiệt phân [imath]Fe(NO_3)_2[/imath] ta thu được [imath]8.nO_2 = nNO_2 = nNO_3^-[/imath]
Khi nhiệt phân [imath]NaNO_3[/imath] ta thu được [imath]2nO_2 = nNO_3^-[/imath]
[imath]\to nNO_3^-{Fe(NO_3)_2} = 0,8[/imath] mol [imath]\to nO_2{Fe(NO_3)_2} = 0,8/8 = 0,1[/imath] mol
[imath]\to nFe(NO_3)_2= 0,4[/imath] mol
[imath]\to nO_2(NaNO_3)= 0,2 - 0,1 = 0,1[/imath] mol
[imath]\to nNaNO_3 = 0,2[/imath] mol
[imath]\to m = 89[/imath] gam
Trên đây là lý thuyết và 1 số bài tập cơ bản về dạng nhiệt phân muối [imath]NO_3^-[/imath] . Chúc các bạn học tốt
Như chúng ta đã biết thì gốc [imath]NO_3^-[/imath] là một gốc axit khá kém bền và tất cả các muối của chúng với kim loại thì đều bị nhiệt phân
Trong dãy hoạt động kim loại ta có :
+Các kim loại đứng trước [imath]Mg[/imath] nhiệt phân tạo ra khí [imath]O_2[/imath] và nitrit ([imath]NO_2^-[/imath]) kim loại
+Các kim loại từ [imath]Mg[/imath] đến [imath]Cu[/imath] nhiệt phân tạo ra khí [imath]O_2,NO_2[/imath] và oxit kim loại
+ các kim loại từ [imath]Hg[/imath](thủy ngân) về sau nhiệt phân tạo kim loại [imath]O_2[/imath] và [imath]NO_2[/imath]
II, các lưu ý khi làm bài
-Với các muối nitrat nhiệt phân chỉ tạo [imath]O_2[/imath] và nitrit (thường chỉ xét đến [imath]NaNO_3,KNO_3[/imath] ) thì số mol khí tạo thành bằng một nửa số mol của gốc [imath]NO_3^-[/imath]
Vd:[imath]KNO_3 \to KNO_2 + \dfrac{1}{2}O_2[/imath]
[imath]\to nO_2 = \dfrac{1}{2}.nNO_3^-[/imath]
-Với các muối nitrat nhiệt phân tạo ra khí [imath]O_2,NO_2[/imath] và oxit kim loại (trừ trường hợp của [imath]Fe(NO_3)_2[/imath]) ta luôn có tỉ lệ của [imath]NO_2 : O_2 = 4:1[/imath]
Vd:[imath]Mg(NO_3)_2 \to MgO + 2NO_2 + \dfrac{1}{2}O_2[/imath]
[imath]\to 4nO_2 = nNO_2 = nNO_3^-[/imath]
-Với các muối nhiệt phân tạo tạo kim loại [imath]O_2[/imath] và [imath]NO_2[/imath] ta luôn có tỉ lệ [imath]NO_2 : O_2 = 2:1[/imath]
Vd:[imath]AgNO_3 \to Ag + NO_2 + \dfrac{1}{2}O_2[/imath]
[imath]\to 2nO_2 = nNO_2 = nNO_3[/imath]
-Riêng trường hợp của [imath]Fe(NO_3)_2[/imath] ta có tỉ lệ của [imath]NO_2:O_2= 8:1[/imath]
Vd:[imath]4Fe(NO_3)_2 \to2 Fe_2O_3 + 8NO_3 + O_2[/imath]
[imath]\to 8nO_2 = nNO_2 = nNO_3^-[/imath]
- Vì khí tạo ra có cả [imath]NO_2[/imath] và [imath]O_2[/imath] nên bài tập thường hay cho kết hợp với phản ứng tạo ra [imath]HNO_3[/imath]
[imath]4NO_2 + O_2 +2H_2O \to 4HNO_3[/imath]
III, Bài tập
Bài 1 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol [imath]NaNO_3[/imath] và 0,4 mol [imath]KNO_3[/imath] thì thu được [imath]m[/imath] gam khí X . Tính m
Dễ thấy vì đây là 2 kim loại đứng trước [imath]Mg[/imath] nên sản phẩm khí chỉ gồm [imath]O_2[/imath]
Ta có [imath]nNO_3^- = nNaNO_3 + nKNO_3 = 0,2 + 0,4 = 0,6[/imath]
[imath]\to nO_2 = \dfrac{1}{2}nNO_3^- = 0,3[/imath] mol
[imath]\to m = 0,3.32 = 9,6[/imath] gam
Bài 2 : Cho 20 gam hỗn hợp X gồm [imath]Mg,Fe,Cu[/imath] tác dụng với [imath]HNO_3[/imath] dư thu được 82 gam hỗn hợp muối Y chỉ có nitrat kim loại. Nhiệt phân hoàn toàn Y thu được m gam oxit. Tính m
Ta có [imath]m_{muối} = m_X + mNO_3^- \to mNO_3^- = 62 \to nNO_3^- = 1[/imath] mol
Vì đây là các kim loại nằm trong đoạn từ [imath]Mg[/imath] đến [imath]Cu[/imath] nên ta có :
[imath]4nO_2 = nNO_2 = nNO_3^- = 1 \to nO_2 = 0,25[/imath]
[imath]\to m = mY - mO_2 - mNO_2 = 82 - 8 - 46=28[/imath] gam
Bài 3 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp m X gồm [imath]Fe(NO_3)_2[/imath] và [imath]NaNO_3[/imath] thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. cho B vào 800 ml dung dịch [imath]NaOH[/imath] 1M thì thu được dung dịch C chỉ có 1 chất tan và không có khí thoát ra. Tính m
Ta có chất tan trong C chắc chắn là [imath]NaNO_3 : 0,8[/imath] mol
[imath]\to nHNO_3 = 0,8[/imath] mol
[imath]4NO_2 + O_2 +2H_2O \to 4HNO_3[/imath]
0,8<-----------0,2<--------------0,8
Khi nhiệt phân [imath]Fe(NO_3)_2[/imath] ta thu được [imath]8.nO_2 = nNO_2 = nNO_3^-[/imath]
Khi nhiệt phân [imath]NaNO_3[/imath] ta thu được [imath]2nO_2 = nNO_3^-[/imath]
[imath]\to nNO_3^-{Fe(NO_3)_2} = 0,8[/imath] mol [imath]\to nO_2{Fe(NO_3)_2} = 0,8/8 = 0,1[/imath] mol
[imath]\to nFe(NO_3)_2= 0,4[/imath] mol
[imath]\to nO_2(NaNO_3)= 0,2 - 0,1 = 0,1[/imath] mol
[imath]\to nNaNO_3 = 0,2[/imath] mol
[imath]\to m = 89[/imath] gam
Trên đây là lý thuyết và 1 số bài tập cơ bản về dạng nhiệt phân muối [imath]NO_3^-[/imath] . Chúc các bạn học tốt
Last edited: