Hóa 9 Dạng bài tập cho một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối

The Ris

Cựu TMod Hóa
Thành viên
20 Tháng bảy 2020
925
1,304
141
20
Thái Bình
THPT Thái NInh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I, Cơ sở lý thuyết
Như ta đã biết thì kim loại mạnh hơn sẽ đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối tạo thành kim loại mới và muối mới
Vd: [imath]Mg + FeSO_4 \to MgSO_4 + Fe[/imath]
II, Các lưu ý khi làm bài
- Các kim loại hoạt động mạnh như [imath]K,Ba,Ca,Na[/imath] sẽ không tác dụng với dung dịch muối mà tác dụng với nước trong dung dịch trước

+Vd: Khi cho [imath]Na[/imath] vào dung dịch [imath]CuSO_4[/imath] ta có :
\Đầu tiên [imath]Na[/imath] sẽ tác dụng với ước trước theo phản ứng : [imath]2Na +2H_2O \to 2NaOH + H_2[/imath]
\Sau đó [imath]NaOH[/imath] tạo thành sẽ tác dụng với [imath]CuSO_4[/imath] trong dung dịch : [imath]2NaOH + CuSO_4 \to Cu(OH)_2 + Na_2SO_4[/imath]

- Khi trong dung dịch có nhiều muối thì thứ tự phản ứng sẽ là xa nhau trong dãy điện hóa sẽ phản ứng trước
+Vd: cho [imath]Mg[/imath] vào hỗn hợp gồm [imath]FeSO_4[/imath] và [imath]CuSO_4[/imath] ta có :
\Đầu tiên vì [imath]Mg[/imath] và [imath]Cu[/imath] là xa nhau hơn trong dãy điện hóa nên [imath]Mg[/imath] sẽ phản ứng với [imath]CuSO_4[/imath] trước : [imath]Mg + CuSO_4 \to Cu + MgSO_4[/imath]
\ Sau khi mà [imath]CuSO_4[/imath] hết mà [imath]Mg[/imath] vẫn còn dư thì sẽ có phản ứng của [imath]Mg[/imath] và [imath]FeSO_[/imath] : [imath]Mg + FeSO_4 \to MgSO_4 + Fe[/imath]

- Ta cũng có thể dùng bảo toàn electron để tránh phải viết nhiều phương trình phức tạp
+Lý thuyết về bảo toàn eclectron bạn có thể tham khảo tại đây

-Ngoài ra ta có thể sử dụng một số phương pháp bảo toàn khác như (kim loại , khối lượng , Nguyên tố..) để bài toán trở nên đơn giản
III, Bài tập
Bài 1 : Cho 2,4 gam bột [imath]Mg[/imath] vào dung dịch chứ 0,1 mol [imath]FeSO_4[/imath] và 0,05 mol [imath]CuSO_4[/imath] tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng.

Ta có [imath]nMg = 0,1[/imath] mol
Vì [imath]Mg[/imath] và [imath]Cu[/imath] đứng xa nhau hơn [imath]Mg[/imath] và [imath]Fe[/imath] trong dãy điện hóa nên ta có [imath]Mg[/imath] sẽ phản ứng với [imath]CuSO_4[/imath] trước
[imath]Mg + CuSO_4 \to Cu + MgSO_4[/imath]
0,05<---0,05------>0,05
Vì sau đó còn dư 0,05 mol [imath]Mg[/imath] nên [imath]Mg[/imath] sẽ tiếp tục phản ứng với [imath]FeSO_4[/imath]
[imath]FeSO_4 + Mg \to Fe + MgSO_4[/imath]
0,05<------0,05---->0,05

Vậy lượng kim loại thu được gồm 0,05 mol [imath]Cu[/imath] và 0,05 mol [imath]Fe[/imath]
Ta có [imath]m_{kim-loại} = 0,05.64 + 0,05.56 = 6[/imath] gam

Bài 2 : Ngâm một thanh sắt vào 200 ml dung dịch chứa [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] và [imath]AgNO_3[/imath] 1M . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 16,8 gam. Tính nồng độ mol của [imath]CuSO_4[/imath] trong dung dịch ban đầu

Ta có [imath]Fe[/imath] và [imath]Ag[/imath] đứng xa nhau hơn trong dãy điện hóa nên [imath]Fe[/imath] sẽ phản ứng với [imath]AgNO_3[/imath] trước
[imath]Fe + 2AgNO_3 \to 2Ag + Fe(NO_3)_2 + 2Ag[/imath]
0,1<---0,2------------>0,2
Vì lượng [imath]Fe[/imath] cho dư nên [imath]Fe[/imath] sẽ tiếp tục phản ứng với [imath]Cu(NO_3)_2[/imath]
[imath]Fe + Cu(NO_3)_2 \to Fe(NO_3)_2 + Cu[/imath]
a<------a----------------------------->a
Ta có khối lượng thanh sắt tăng bằng 16,8 gam [imath]\to 16,8 = mAg + mCu - mFe_{phản-ứng} \to 0,2.108 + 64.a - 56.(0,1 +a) = 16,8 \to a = 0,1[/imath]
[imath]\to C_M(CuSO_4) = \dfrac{0,1}{0,2} = 0,5[/imath] M

Trên đây là lý thuyết và một số bài tập về dạng bài một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối. Nếu có gì mình viết khó hiểu các bạn cứ đặt câu hỏi ở phần dưới nha
Chúc các bạn học tốt
 
Top Bottom