Văn 12 Dàn ý phân tích chi tiết Vợ chồng A Phủ

djnhcaokhaokhat

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười hai 2014
26
6
96
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Anh (chị) phân tích sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về sức phản kháng mạnh mẽ của Mị khi cắt dây trói cho A Phủ trong đêm đông
Câu 3 : Phân tích giá trị nhân đạo và hiện thực của Vợ chồng A Phủ.

Mọi người giúp em làm mấy dàn ý thật chi tiết (có luận điểm, luận cứ, luận chứng) mấy câu trên ạ
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nếu được, mình hy vọng bạn đăng mỗi một đề bài là một chủ đề riêng. Vì thời gian của mình khá hạn chế nên thường mình chỉ hỗ trợ một lần mà thôi. Việc bạn đăng nhiều đề trong cùng một lần như thế này, giờ mình chỉ hỗ trợ 1 đề bài, còn mấy đề bài sau thì phải xử lí như thế nào nếu mình quên?

Thôi, mình sẽ chọn ngẫu nhiên đề bài câu 1 để giúp bạn vậy. Hy vọng sẽ có thành viên gửi lại link này đến topic hỗ trợ bài tồn để team Văn tiếp tục giúp bạn.

- Sức sống tiềm tàng của Mị:

+ Trước khi làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra:
  • Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”
  • Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
  • Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
+ Bị khuất lấp trong cảnh làm dâu gạt nợ:
  • Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, ...
  • Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, ... đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay ...không biết là sương hay nắng”.
  • Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.
+ Sức mạnh trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân và đêm đông giá lạnh:
  • Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị. Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc. => Sức sống trỗi dậy dù bản thân bị A Sử trói.
  • Khi thấy A Phủ bị trói thì thái độ ban đầu của Mị là hờ hững và dửng dưng. Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”. Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ
- Khát vọng hạnh phúc của Mị:
+ Tiếng sáo là nhân tố thôi thúc khát vọng hạnh phúc vẫn còn âm ỉ cháy trong sâu thẳm tâm hồn Mị
+ Giọt nước mắt của A Phủ dấy lên lòng căm phẫn của giai cấp thống trị trong Mị:
  • Mị nhận ra sự độc ác của gia đình thống lí.
  • Mị đã thoát khỏi tình trạng mơ hồ trong việc nhận thức kẻ thù, đây chính là bước đầu tiên nhóm lên trong Mị ý thức phản kháng, vùng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
+ Mị cắt dây đai cởi trói cho A Phủ:
  • Như là cởi bỏ dây trói cho tâm hồn bị giam cầm trong bóng tối của chính mình, mở đường cho ánh sáng của hy vọng.
  • Như bởi vì đang tiếp nhận sự đổi mới ấy nên Mị mới lẳng lặng đứng yên nhìn A Phủ bỏ đi
+ Sau cuộc nổi loại này, Mị tiếp tục thực hiện cuộc nổi loại thứ hai để tự cứu chính mình:
  • “A Phủ cho tôi đi” “Ở đây thì chết mình” đầy bản lĩnh và chủ động, Mị đã tự cứu lấy chính mình.
  • Tiếng gọi của Mị với A Phủ không đơn thuần chỉ là sự giao tiếp mà còn là tiếng gọi của tự do, tiếng gọi của hạnh phúc.
Mình chỉ đưa cho bạn ý chính để làm bài thôi nhé. Còn mở bài, kết bài và liên tưởng các kiểu, bạn nên tư duy để hoàn thiện ra nhé!
 
Top Bottom