Văn dàn ý nghị luân về lòng dũng cảm

lamlinh8a3@gmail.com

Học sinh
Thành viên
7 Tháng bảy 2015
66
72
46
chị gợi ý dàn bài sau nhé!
2.Lòng dũng cảm
A. Mở bài:

Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
B. Thân bài:
+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng)
- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.
 
Last edited:

Trung2782002

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tư 2017
49
10
31
21
Quảng Ninh
chị gợi ý dàn bài sau nhé!
2.Lòng dũng cảm
A. Mở bài:

Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
B. Thân bài:
+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng)
- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.
có bài nào dài hơn không
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
MỞ BÀI
Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quí ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
W. Gơt đã từng nói: “ Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm, không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó”. Đúng vậy, muốn vượt qua số phận, muốn đạt được ước mơ, muốn đạt đến lí tưởng sống cao đẹp của bản thân thì con người phải có lòng dũng cảm. Như vậy, dũng cảm là một đức tính quý giá, được đề cao từ xưa đến nay.
THẦN BÀI
1. Định nghĩa về lòng dũng cảm
Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
2. Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm:
Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực...
Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
3. Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, châh lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai...
Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Giá trị của lòng dũng cảm Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

5.Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đống thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.
 
Top Bottom