dàn ý chi tiết bài thơ "bếp lửa"

  • Thread starter cobekuanhungngaymua
  • Ngày gửi
  • Replies 3
  • Views 24,240

S

sam_biba

I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1913 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô.
- Chủ đề: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.
II. Thân bài:
1. Những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu:
a) Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa.
- Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”.
- Bếp lửa “ấp iu”.
® Điệp từ “một bếp lửa” + từ láy “chờn vờn, ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam.
b) Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà:
- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
“Đói mòn đói mỏi”
“Bố đi đánh xe...”
“Mẹ cùng cha công tác bận không về...”
- Tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
+ “Bà hay kể chuyện...”
+ “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”.
+ “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
+ “Bà dặn cháu đinh ninh...”.
® Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.
- Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà.
- Bếp lửa và tình bà cháu gợi lên nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú.
Þ Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng...
2) Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa:
a) Suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Bà tần tảo, giàu đức hi sinh:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa.............
.................
Nhóm......................tuổi thơ”
® Điệp từ nhóm + từ “nhóm” nhiều nghĩa Þ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà:
+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, toả sáng trong mỗi gia đình.
+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.
- Từ “Bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
® Điệp ngữ + chuyển đổi hình ảnh Þ liên tưởng tự nhiên từ bếp lửa bà nhen ® ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.
Þ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
b) Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kỳ lạ và thiêng liêng:
- Bếp lửa cụ thể bà nhen mỗi sớm.
- Trở thành biểu tượng của tình yêu thương, của sức sống, của niềm tin. Nó có sức toả sáng mãnh liệt để nâng bước ta đi trên con đường tới tương lai.
- Bếp lửa là hình ảnh của quê hương, của đất nước trong lòng người đi xa – Hướng con người ta trở về với cội nguồn – một truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam đã được bà nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ.
III. Kết bài:
- Tác giả đã rất thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm.
- Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa, triết lý thầm kín: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
 
M

mia_kul

Dàn ý bài thơ Bếp lửa:

-MB:nêu khái quát luận diểm chính như tình yêu của bà đối với con cháu và gia đình và tình cảm của cháu đối với bà qua hồi ức từ nhỏ
-TB:nêu các dẫn chứng chứng minh cho luận đểm như người cháu ở với bà từ lúc 4 tuổi tổng cộng là 8 năm ròng ở với bà ngoại tức cũng tám năm cùng bà nhóm lửa, hoàn cảnh vì sao cháu ở với bà ví dụ như vì ba má công tác bận ko về ''bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy'',sông trong hoàn cảnh chiến tranh giặc đốt làng người bà yêu thương người cháu dạy cháu làm và học hay kể chuyện nhưng ngày ở Huế khi tu hú kêu trên những cánh đồng xa người bà yêu thương cưu mang cháu luôn dậy sớm để nhóm bếp lửa bếp lửa là hình ảnh thiêng liêng cao cả đồng thời ngọ lửa được thắp lên qua bàn tay chăm chút khéo léo của bà ngọn lửa luôn ủ sẵn như cháy trong lòng người bà vậy.
-KB: nêu suy nghĩ của mình về bài thơ bếp lửa ý nghĩa chan chứa tình yêu thương mãnh liệt của người bà và người cháu đối với bà về tình yêu gia đình qua hồi tưởng suy ngẫn của người cháu
 
M

minh_minh1996

dàn ý 1* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát nhất về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa"
- Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu về người bà kính yêu, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn vô hạn tới bà, cũng như với quê hương, đất nước.
* Thân bài:
1. Nội dung: +) Hình ảnh bếp lửa gắn với kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ:
- Bài thơ bắt đầu với hình ảnh"bếp lửa" và gắn bó mật thiết với người bà tần tảo sớm khuya.
- "Bếp lửa" khơi dòng kỉ niệm, là chứng nhân tuổi thơ,là bước đệm giúp cháu vượt qua cả chặng đường dài . Đặc biệt ở từ "ấp iu" giúp ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc.
+) Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
- Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như :đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy , khói hun,.....đã làm cháu xúc động.
-Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã ươm mầm tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống , bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người . Sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm , chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến đứa cháu bé bỏng của bà.
- Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua, luôn là hậu phương vững chắc của các con đang ở chiến trường.Có thể nói bà chính là hình ảnh tiểu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
- Dòng cảm xúc của tác giả ở trong khổ thơ này như lên đến tột đỉnh, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai ũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất .
+) Những suy ngẫm của người cháu về bà :
- Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dẽo theo hình bóng của bà.Và cháu cũng đã thành công trên con đường mình mong ước. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lủa của bà.
2. Nghệ thuật:
Tác giả đã thể hiện rất thành công hình ảnh " Bếp lửa" , dùng hàng loạt các câu cảm thán..........
* Kết luận:
- Tình ảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và Bằng Việt cũng vây. Bài thơ mang một triết lí sâu sắc.
- Nêu lên suy nghĩ của mình.

 
Top Bottom