Địa 9 Dân cư Việt Nam

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Các dân tộc ở Việt Nam
  • Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán riêng.
  • Dân tộc Kinh chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.
  • Người Kinh là lực lượng đông đảo các ngành kinh tế quan trọng.
  • Người Việt định cư ở nước ngoài, là những người Việt Nam nhưng dù ở xa quê hương họ vẫn yêu tổ quốc, hướng về tổ quốc, đóng góp vào công cuộc xây dựng tổ quốc.
2. Phân bố dân cư
a. Dân tộc Việt (Kinh)
  • Người Kinh chiếm 86% dân số cả nước, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và duyên hải.
b. Các dân tộc ít người.
Dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi cư trú của các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông….
  • Khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên có các dân tộc Ê đê, Gia rai, Ba na…
  • Ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ me, người Hoa.
3. Dân số
- Việt Nam là quốc gia đông dân (hơn 90 triệu người – 2014), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới.
4. Gia tăng dân số
- Từ những năm 50 trở lại đây, nước ta bắt đầu có hiện tượng “ bùng nổ dân số” và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.
  • Năm 2002, dân số là 79,7 triệu người
  • Năm 2009, dân số là 85,7 triệu người
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa đồng bằng và miền núi, thành thị với nông thôn.
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm.
5. Cơ cấu dân số
- Theo giới tính
  • Tỉ lệ giới tính là số nam so với 100 nữ
  • Tỉ lệ giới tính ở Việt Nam đang có sự thay đổi (hiện nay 115 nam/ 100 nữ).
- Theo độ tuổi
  • Cơ cấu độ tuổi cũng đang có sự thay đổi, nó được biểu hiện trên tháp dân số.
  • Độ tuổi 0 – 14 giảm
  • Độ tuổi từ 15 trở lên tăng.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Bài 2: Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số là số dân trên một đơn vị diện tích nhất định. Đơn vị tính là người/km2.
- Việt Nam là nước có mật độ dân số cao (cao gấp 5 lần so với mật độ dân số thế giời) và đang có xu hướng ngày càng tăng.
- Dân cư phân bố không đều giữa các cùng cũng như giữa thành thị và nông thôn
  • Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng và đô thị
  • Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp nhưng tăng khá nhanh
=> Nguyên nhân: Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….
Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.
2. Các loại hình quần cư
- Quần cư là sự phân bố dân cư trong phạm vi một điểm dân cư nhất định.
- Quần cư gồm có hai loại: Quần cư nông thôn (74%) và quần cư đô thị (26%).
Tiêu chíQuần cư nông thônQuần cư đô thị
Phân bố dân cưPhân tánTập trung
Mật độ dân sốThấpCao
Kiến trúc nhà ởBa gian, nhà sànNhà cao tầng, nhà ổ chuột
Chức năngNông thônVăn hóa, kinh tế, chính trị…
[TBODY] [/TBODY]
3. Đô thị hóa
- Biểu hiện đô thị hóa ở nước ta:
  • Số dân đô thị tăng
  • Quy mô đô thị được mở rộng
  • Ngày càng phổ biến lối sống thành thị
  • Tốc độ đô thị hóa còn thấp
  • Phần lớn các đô thị Việt Nam chỉ thuộc vào loại vừa và nhỏ.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Bài 3: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống​

I. Nguồn lao động và sử dụng lao động


1. Nguồn lao động
- Thế mạnh:
  • Nguồn lao động dồi dào chiếm 64% tổng số dân (2005), tăng nhanh, chất lượng đang được nâng cao.
  • Có kinh nghiệm trong sản xuât: Nông, lâm, ngư nghiệp.
- Hạn chế:
  • Yếu về thể lực
  • Trình độ chuyên môn kĩ thuật còn kém
  • Lao động thủ công còn phổ biến.
2. Sử dụng lao động
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
  • Tỉ lệ lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn rất lớn và có xu hướng giảm dần.
  • Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng dần.
II. Vấn đề việc làm.

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
  • Khu vực nông thôn thời gian thiếu việc làm trong năm là 9,3% (năm 2005)
  • Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cai khoảng 4,5% (năm 2005)
III. Chất lượng cuộc sống.

- Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
- Cuộc sống ngày càng được cải thiện dần:
  • Người biết chữ đạt 90.3%
  • Ttuổi thọ bình quân đạt 67,5 tuổi (Nam) và 74 tuổi (Nữ)
  • Thu nhập trung bình đạt trên 400 USD/ năm.
  • Chiều cao thể trọng đều tăng…
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Bài 4: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Chuyển dịch cơ cấu ngành:
    • Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
    • Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
    • Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
  • Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
    • Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên vùng kinh tế phát triển năng động.
  • Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
    • Chuyển dịch từ nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế nhiều thành phần .
2. Những thành tựu và thách thức
a. Thành tựu
  • Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm
  • Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
  • Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư.
b. Thách thức
  • Vượt qua nghéo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội
  • Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức
  • Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục còn nhiều hạn chế…..
  • Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Địa lý nông nghiệp (P1)​

1. Các nhân tố tự nhiên


Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.
a. Tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.
- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày.
+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
- Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn hóa.
- Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo lớn.
b. Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.
- Thuận lợi:
+ Cây trồng phát riển quanh năm.
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Hạn chế:
+ Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.
+ Khó khăn cho thu hoạch, ...
+ Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán…
c. Tài nguyên nước
- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.
- Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.
- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.
d. Tài nguyên sinh vật
Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.
2. Các nhân tố kinh tế – xã hội

Các điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, có vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.
a. Dân cư và lao động nông thôn
- Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, khoảng 60% (năm 2003).
- Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo trong lao động.
b. Cơ sở vật chất - kĩ thuật
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.
- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.
c. Chính sách phát triển nông nghiệp
Là cơ sở động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Ví dụ như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…
d. Thị trường trong và ngoài nước
- Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.
- Khó khăn:
+ Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.
+ Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
I. Ngành trồng trọt
1. Cây lương thực

  • Cây lương thực có cơ cấu đa dạng.
  • Lúa là cây lương thực chính
  • Diện tích, năng suất cả năm, sản lượng lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng.
  • Phân bố ở các vùng trọng điểm lúa như: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
2. Cây công nghiệp
  • Nước ta có nhiều điều kiện phát triển cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp lâu năm.
  • Cây công nghiệp được phân bố pử các vùng chuyên canh và chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…
3. Cây ăn quả
  • Cây ăn quả phát triển khá mạnh, đa dạng về các loại.
II. Ngành chăn nuôi
1. Chăn nuôi trâu bò

  • Tập trung chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ…
  • Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 – 7 triệu con (trâu 3 triệu, bò 4 triệu)
  • Chăn nuôi bò sữa đang rất phát triển ven các đô thị lớn
2. Chăn nuôi lợn
  • Tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
  • Số lượng hiện có khoảng 23 triệu con (2002)
3. Chăn nuôi gia cầm
  • Theo hình thức nhỏ trong gia đình và trang trại, hiện nay đang phát triển mạnh hình thức chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp
  • Số lượng khoảng 230 triệu con.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
I. Các nhân tố tự nhiên
  • Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
  • Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo thế mạnh khác nhau của từng vùng.
=> Là các nhân tố tiền đề cơ bản ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp.
II. Các nhân tố kinh tế - xa hội.
1. Dân cư và lao động

  • Nước ta có số dân đông, nhu cầu, thị hiếu có nhiều thay đổi
  • Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
  • Trình độ công nghiệp thấp, chưa đồng bộ
  • Chỉ phân bố tập trung ở một số vùng
  • Cơ sở hạ tầng đang từng bước cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.
3. Chính sách phát triển công nghiệp
  • Chính sách công nghiệp hóa và chính sách đầu tư
  • Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác.
4. Thị trường
  • Ngày càng mở rộng và đang cạnh tranh quyết liệt
  • Sức ép trên thị trường xuất khẩu.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Sự phát triển và phân bố công nghiệp

I. Cơ cấu ngành công nghiệp

  • Ngành công nghiệp gồm các thành phần: Nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng đủ các lĩnh vực
  • Hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm.
II. Các ngành công nghiệp trọng điểm
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

  • Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ờ vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm sản xuất khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.
  • Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ờ vùng thềm lục địa phía Nam. Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được, khai thác. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.
2. Công nghiệp điện
  • Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỳ điện. Hiện nay, mồi năm đã sản xuất trên 40 tỉ kWh và sản lượng điện ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu cúa nền kinh tế.
  • Các nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình, Sơn La, Y-a-ly, Trị An,…
  • Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mỹ (tinh Bà Rịa – Vũng Tàu) chạy bằng khí. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất cả nước.
3. Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm
  • Đây là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là :
    • Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chê biến chè, thuốc lá, cà phê. dầu thực vật).
    • Chế biến sản phầm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,…
    • Chế biến thủy sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,…).
  • Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bổ rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng.
4. Công nghiệp dệt may
  • Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta, công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế vê nguồn lao động rẻ. Các sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
  • Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,
 
Top Bottom